Khám Phá Các Trạm Biến Áp Trên Thị Trường

Để đưa dòng điện từ trạm phát điện đến gia đình hoặc doanh nghiệp phải trải qua nhiều giai đoạn, trong đó bao gồm trạm biến áp. Đây là hệ thống đảm nhận nhiệm vụ ổn định điện áp cho tiêu dùng bằng cách điều chỉnh năng lượng từ các trạm trung tâm. Hệ thống thường được nhận diện dễ dàng thông qua đường dây điện và máy biến áp, được bảo vệ bởi hàng rào điện. Để hiểu rõ hơn về trạm biến áp, đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Bài viết liên quan: 

Trạm biến áp là bộ phận quan trọng trong quá trình truyền tải điện

Trạm biến áp là bộ phận quan trọng trong quá trình truyền tải điện đến tiêu dùng
(Nguồn: Canva)

1. Định nghĩa về trạm biến áp 

Trạm biến áp là gì? chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, trạm biến áp là một thiết bị tĩnh điện được sử dụng để truyền tải năng lượng hoặc tín hiệu điện trong các mạch điện thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ. Đây là nơi chứa máy biến áp và các thiết bị phân phối điện khác, nhằm tạo thành một hệ thống truyền tải điện năng đầy đủ, thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện.

2. Các loại trạm biến áp trên thị trường

Các loại trạm biến áp đều không giống nhau và thường được phân chia dựa vào các yếu tố gồm cấp của điện áp, cách sử dụng trong hệ thống điện, cách kết nối được cách điện, kiểu dáng và vật liệu sử dụng. Cụ thể, dưới đây là những loại trạm biến áp phổ biến hiện nay:

Trạm biến áp truyền tải

Trạm biến áp truyền tải thường được đặt giữa các đường truyền tải, gồm một máy biến áp để chuyển đổi giữa các điện áp truyền tải khác nhau, tụ điện , bộ bù VAR tĩnh, cuộn kháng và các công cụ hiệu chỉnh hệ số công suất. Đặc biệt không thể thiếu máy biến áp lệch pha dùng để điều tiết dòng điện giữa các hệ thống điện lân cận.

Loại này cũng có thể được đặt giữa hai đường dây truyền tải có cùng điện áp. Và thường chứa các công tắc cho phép kết nối hoặc tách các đường dây khác nhau để thực hiện sửa chữa hoặc khắc phục lỗi.

Trạm biến áp truyền tải thường được đặt giữa các đường truyền tải

Hệ thống trạm biến áp truyền tải 

Trạm tăng áp và trạm giảm áp

Trạm tăng áp được sử dụng để tăng cường điện áp, phù hợp để phân phối điện đến các địa điểm ở xa. Chúng thường được đặt ở gần các cơ sở sản xuất điện. Và cũng được sử dụng để ổn định dòng điện đến các cơ sở phát điện. 

Ngược lại, trạm giảm áp làm giảm điện áp của nguồn điện đi tới đường dây phân phối hoặc đường dây truyền tải phụ, có thể lắp đặt ở bất cứ đâu trong mạng lưới điện.

Trạm biến áp tăng giảm có thể đặt ở bất cứ đâu  trong mạng lưới điện

Trạm tăng áp và trạm giảm áp

Trạm biến áp phân phối

Trạm biến áp phân phối nhận điện từ hệ thống truyền tải chính và phân phối đến người tiêu dùng trong mạng lưới phân phối địa phương. Bởi vì việc kết nối người tiêu dùng trực tiếp vào mạng lưới truyền tải chính tiêu tốn nhiều chi phí nên sử dụng trạm phân phối sẽ là một lựa chọn tối ưu hơn. 

Các trạm biến áp này giảm điện áp từ mức cao xuống mức phù hợp cho việc sử dụng. Một số khu vực trung tâm đô thị không đủ diện tích để xây trạm biến áp phân phối lớn, có thể tính đến phương án xây dựng trạm biến áp sử dụng công nghệ cách điện bằng khí SF6 (GIS).

Trạm biến áp sử dụng công nghệ cách điện bằng khí SF6

Trạm biến áp phân phối

Trạm biến áp thu gom

Trạm biến áp dạng thu gom được ứng dụng trong các dự án điện gió và các dự án điện năng lượng mặt trời nhằm chuyển đổi năng lượng từ các turbine hoặc bộ biến tần vào lưới truyền tải. Loại này hoạt động ở mức điện áp từ 12 đến 35 kilovolt với chức năng chính là tăng điện áp để phù hợp với lưới điện. Ngoài ra, trạm cũng được sử dụng để điều chỉnh hệ số công suất, kiểm soát trang trại điện (power farm) và đo lường.

Trạm chuyển đổi

Đây là loại trạm biến áp có khả năng chuyển đổi từ dòng điện xoay chiều sang dòng điện một chiều và ngược lại. Trạm biến áp chuyển đổi thường được ứng dụng chủ yếu trong các nhà máy chuyển đổi dòng điện kéo (traction current), hệ thống truyền tải điện cao áp dòng một chiều (HVDC) hoặc trong các mạng không đồng bộ được kết nối với nhau.

Trạm biến áp chuyển đổi từ dòng điện xoay chiều sang một chiều

Trạm biến áp chuyển đổi từ dòng điện xoay chiều sang một chiều hoặc ngược lại

Trạm chuyển mạch

Trạm chuyển chuyển mạch là loại trạm biến áp không có máy biến áp, hoạt động ở một mức điện áp duy nhất và có thể được sử dụng như các trạm phân phối hoặc thu thập. Loại trạm biến áp này thực hiện chuyển đổi kết nối từ mạch thanh cái chính sang các mạch thanh cái dự phòng hoặc song song hóa mạch (parallelize circuits) trong trường hợp xảy ra sự cố.

Trạm biến áp khách hàng

Là loại trạm biến áp được sản xuất cho một khách hàng doanh nghiệp cụ thể với thiết kế được tuỳ chỉnh theo nhu cầu của khách hàng. Các loại trạm biến áp này có thể là trạm truyền thống xây dựng tại chỗ hoặc loại được đúc sẵn.

Trạm biến áp truyền thống làm từ gạch và xi măng thường được xây dựng tại chỗ, với vật liệu được mang đến từng cái một. Ngược lại, một trạm biến áp làm sẵn đã được xây dựng và lắp ráp hoặc ở dạng các bộ phận đã hoàn thiện. Công việc của khách hàng là lắp ráp chúng lại theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các loại trạm biến áp này cũng rất nhỏ gọn, dễ lắp đặt và bảo trì.

Trạm biến áp khách hàng dành cho doanh nghiệp cụ thể

Trạm biến áp khách hàng được thiết kế theo nhu cầu của khách hàng

2. Các bộ phận chính của trạm biến áp

Một trạm biến áp có thể bao gồm các bộ phận như đường dây truyền tải chính, đường dây trên cao, dây đất, máy biến áp, thanh cái, dao cách ly, cầu dao, dao tiếp địa, chống sét, một tòa nhà điều khiển và hàng rào an ninh. Thậm chí trạm biến áp ở các thành phố còn được mô phỏng như một ngôi nhà với đầy đủ lối vào phía trước, bãi cỏ và đường lái xe ô tô, cùng với một biển cảnh báo. Dưới đây là các bộ phận chính của một trạm biến áp và vai trò của chúng:

  • Máy biến áp: Có chức năng chuyển đổi điện áp cao thành điện áp thấp hoặc ngược lại để phục vụ nhu cầu tiêu thụ.
  • Công tắc mạch: Giúp kiểm soát dòng điện.
  • Cầu dao: Dùng để ngắt dòng điện trong trường hợp có sự cố xảy ra, bảo vệ thiết bị khỏi hỏng hóc.
  • Tụ điện: Có tác dụng làm giảm sự sụt giảm điện áp và lọc ra những biến dạng, đảm bảo chất lượng điện.

Việc hiểu rõ về các bộ phận chính trong trạm biến áp giúp bảo vệ hệ thống điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn và ổn định cho người tiêu dùng.

Tìm hiểu các bộ phận chính của trạm biến áp

Sơ lược các bộ phận chính của trạm biến áp

3. Liệu có nên sống gần trạm biến áp? 

Nhà gần trạm biến áp có ảnh hưởng gì không? Cũng là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo Cơ quan An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Bức xạ Úc, không có bằng chứng nào chứng minh rằng sống gần trạm biến áp gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu dịch tễ học cho biết việc tiếp xúc với các từ trường mạnh hơn bình thường có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Leukemia ở trẻ em. Mức độ tiếp xúc với từ trường này phụ thuộc vào lượng dòng điện trong trạm biến áp và khoảng cách giữa nó và ngôi nhà. Những căn nhà cách từ 5-10m và nằm phía trên dây điện không có khả năng có từ trường mạnh hơn bình thường. Chỉ nên lo lắng khi bạn sống gần trạm biến áp với khoảng cách ít hơn 5m. 

Sống gần trạm biến áp có gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Không có bằng chứng cho thấy ở gần trạm biến áp gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

Như vậy có thể thấy rằng điện phải trải qua nhiều giai đoạn mới có thể đến được gia đình, doanh nghiệp hay xưởng sản xuất. Trạm biến áp là một bộ phận quan trọng trong quá trình này, giúp tạo ra điện phù hợp cho tiêu dùng. Thiết bị cũng có thể giúp ngắt kết nối khi có hư hỏng xảy ra và tiến hành sửa chữa. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng máy biến áp cho sản xuất thì có thể liên hệ ngay với CHINT Việt Nam. Chúng tôi cam kết đáp ứng các tiêu chuẩn địa phương và quốc tế cũng như các nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. 

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.

---------------------------------

CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: service.vn@chintglobal.com

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Related Posts

033 258 7777