Chuyển Hóa Năng Lượng Xanh Cho Nhà Máy Xanh

Nghiên cứu của McKinsey & Company đã chỉ ra rằng, việc sử dụng năng lượng xanh trong sản xuất sẽ giúp giảm khoảng 200 – 600 tỷ đô la chi phí toàn bộ ngành công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược chuyển đổi xanh bằng cách sử dụng trạm sạc năng lượng mặt trời, xây dựng những nhà máy sản xuất xanh,… Bài viết sau đây sẽ cập nhật những giải pháp năng lượng sạch và bền vững cho các doanh nghiệp muốn xây dựng cơ sở sản xuất xanh. 

Bài viết liên quan: 

Cách sử dụng năng lượng xanh cho nhà máy sản xuất

Giải pháp chuyển hoá năng lượng xanh cho nhà máy sản xuất

1. Sử dụng thiết bị xanh để tiết kiệm năng lượng và giảm chất thải

Ngày nay, nhiều công ty sản xuất phát triển bền vững bằng cách tạo ra một mô hình sản xuất vòng tròn để cung cấp năng lượng cho các cơ sở sản xuất. Mô hình sản xuất vòng tròn còn được gọi là sản xuất mảnh, bao gồm: 

  • Khôi phục tài nguyên và tái chế vật liệu. 
  • Tận dụng lợi thế phát triển công nghệ để tiết kiệm chi phí sản xuất. 
  • Sử dụng công cụ bảo trì dự đoán để phân tích và dự đoán những bất thường của các máy móc và thiết bị có thể xảy ra trước khi hư hỏng, từ đó gia tăng tuổi thọ và độ bền của máy móc. 
  • Chuyển sang sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo như lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho nhà máy. 

Công trình nổi bật về nhà máy xanh là Kalundborg Symbiosis – công ty sản xuất đến từ Đan Mạch. Công ty này đã áp dụng mô hình sản xuất xanh từ năm 1961, tính đến nay, họ đã tiết kiệm được 24 triệu EUR hàng năm và giảm được 635.000 tấn khí thải carbon. 

Có thể thấy, mô hình sản xuất vòng tròn là một trong các giải pháp chuyển đổi năng lượng xanh được áp dụng hiệu quả trong việc vận hành cơ sở sản xuất. 

Giải pháp chuyển đổi năng lượng xanh được áp dụng hiệu quả

Tối ưu hoá chi phí sản xuất với giải pháp chuyển đổi năng lượng xanh cho nhà máy. 

2. Thực hiện các biện pháp an toàn bằng cách sử dụng các công cụ tự động hóa, AI, IoT và Cobots

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ thông minh cũng là chiến lược cho các doanh nghiệp muốn chuyển đổi thành nhà máy xanh. Nền tảng công nghệ đám mây hay Internet of Things (IoT) sẽ giúp con người làm việc cùng các công cụ tự động hoá, trí tuệ nhân tạo và cobots. 

Ngành công nghiệp sản xuất có mức độ tai nạn lao động là cao nhất, ước tính trung bình hàng năm có khoảng 400.000 vụ chấn thương đến từ tai nạn trong sản xuất. Nhằm phòng tránh những tai nạn lao động, song ngăn chặn tổn thất về người và của cải, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng trí tuệ nhân tạo và cobots để thực hiện các công việc nguy hiểm. 

Cobots hay còn gọi là robots cộng tác, tiếng anh là collaborative robots, được thiết kế để hỗ trợ con người làm việc. Trong khi đó, IoT sẽ giúp doanh nghiệp xem xét và điều hướng toàn bộ quá trình sản xuất, đồng thời, nền tảng này sẽ cho phép robot phối hợp để hỗ trợ con người làm những công việc nguy hiểm. Vai trò của cobots lúc này là hoàn thành công việc cùng với con người. 

Không những thế, sử dụng các thiết bị thông minh và tự động hoá còn giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên và nâng cao tuổi thọ của máy móc. Đồng thời, giảm tối đa việc tạo ra khí thải carbon, hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch bằng cách khai thác nguồn năng lượng xanh một cách thông minh. 

Dùng năng lượng xanh bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo

Sử dụng nguồn năng lượng xanh bằng trí tuệ nhân tạo và máy móc thông minh. 

3. Số hóa truyền thông nội bộ

Việc giao tiếp bằng di động đã dần trở nên phổ biến. Bằng cách số hoá 100% giao tiếp nội bộ, doanh nghiệp có thể tiết kiệm hàng tấn giấy tờ mỗi năm. Sau đây là một số lợi ích của việc số hóa truyền thông nội bộ: 

  • Cảnh báo kịp thời cho người lao động về rủi ro và sự cố bất ngờ của thiết bị. 
  • Duy trì tốc độ sản xuất hiệu quả bằng cách theo dõi và cập nhật tình hình làm việc của nhân viên dễ dàng.
  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách gửi (và nhận) tin nhắn ngay lập tức mà không cần bảng thông báo. 
  • Cải thiện sự phối hợp giữa nhân viên với quản lý, giữa nhân viên với nhân viên trong quá trình giao tiếp và làm việc. 
  • Cho phép nhân viên quản lý trí tuệ nhân tạo, robot và cobot bằng cách sử dụng công cụ di động. 

Theo Deloitte, có đến 77% nhà máy sản xuất cho rằng nền tảng tương tác trực tuyến là công cụ có tác động mạnh mẽ đến hành vi và động lực của người lao động trong tương lai. Thực hiện chiến lược số hóa truyền thông nội bộ sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc lành mạnh và thân thiện hơn với nhân viên. Từ đó, giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều lao động mới. Bằng cách số hoá, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đây cũng được coi là một giải pháp về năng lượng xanh

Ứng dụng công nghệ số là giải pháp về năng lượng xanh

Ứng dụng công nghệ số hoá trong giải pháp năng lượng xanh. 

4. Triển khai các sản phẩm thân thiện với môi trường

Theo Cơ quan Thống kê Lao động Hoa Kỳ, vào năm 2030, thế hệ millennials sẽ chiếm khoảng 75% của tổng lực lượng lao động. Do đó, trong vòng 10 năm tới, các doanh nghiệp cần có những điều chỉnh và cải cách cần thiết để thu hút được nguồn lực lượng lao động chính này. 

Giải pháp hiệu quả nhất để doanh nghiệp chuyển sang sử dụng năng lượng xanh trong điều kiện môi trường sản xuất là triển khai các sản phẩm thân thiện với môi trường. Những sản phẩm xanh không chỉ mang tính bền vững hơn mà còn giúp công ty tiết kiệm nhiều chi phí về vận hành, sản xuất. 

Ứng dụng hệ thống đèn LED là một ví dụ điển hình về sử dụng máy móc thân thiện với môi trường trong sản xuất. Bởi, hệ thống đèn chiếu sáng sẽ ảnh hưởng đến hoá đơn điện hàng tháng của doanh nghiệp. 

Việc chuyển từ bóng đèn bình thường sang sử dụng đèn LED sẽ giúp công ty tiết kiệm tiền điện sản xuất hàng tháng. Vì chỉ sử dụng 75% năng lượng so với các loại đèn thông thường nên đèn LED còn có tuổi thọ cao hơn 25 lần so với bóng đèn bình thường. Từ những thay đổi nhỏ như sử dụng bóng đèn LED, kế hoạch sử dụng năng lượng xanh sẽ hướng đến sự phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp thành công trên lĩnh vực chuyển đổi xanh. 

Ứng dụng hệ thống đèn LED trong chuyển đổi năng lượng xanh

Triển khai các sản phẩm thân thiện với môi trường trong chiến lược chuyển đổi năng lượng xanh

5. CHINT cung cấp giải pháp năng lượng xanh cho nhà máy

Trong bối cảnh nhu cầu chuyển đổi năng lượng xanh cho nhà máy, CHINT đưa ra giải pháp nhằm đáp ứng những yêu cầu về phát triển bền vững và tối ưu hiệu suất của doanh nghiệp trong sản xuất. Không chỉ tập trung vào việc cung cấp các thiết bị điện xanh, CHINT còn đưa ra công nghệ tích hợp để tối ưu hoá chi phí sản xuất và giảm thiểu tác động đến môi trường. 

Chiến lược hiện nay của CHINT tập trung vào việc cung cấp giải pháp năng lượng xanh, trong đó nổi bật là sự khai thác năng lượng mặt trời. Hệ thống giải pháp này không chỉ giúp các công trình và nhà xưởng tự sở hữu nguồn điện mà còn tích lũy năng lượng dư thừa vào lưới điện cơ sở. Đồng thời, đây là một giải pháp tiết kiệm chi phí đầu tư và có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam.

Hãy liên hệ ngay đến CHINT Việt Nam để được tư vấn về các giải pháp ứng dụng năng lượng xanh trong sản xuất.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.

---------------------------------

CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: service.vn@chintglobal.com

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Related Posts

033 258 7777