Công tắc nút nhấn (push-button switch) là thiết bị quan trọng trong hầu hết các hệ thống điện hiện đại với khả năng kích hoạt một chức năng cụ thể chỉ bằng cách nhấn nút. Công tắc nút nhấn không chỉ dùng trong ngành điện, mà còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác như điều khiển thiết bị, đèn chiếu sáng, máy móc tự động, thiết bị y tế và nhiều ứng dụng khác.
Với các tính năng bảo vệ chống chập điện và khả năng kiểm soát một số thiết bị điện, người dùng có thể dễ dàng điều khiển và tiết kiệm điện năng một cách hiệu quả. Cùng CHINT tìm hiểu các loại nút nhấn trong hệ thống điện trong bài viết dưới đây.
Bài viết liên quan:
Nút nhấn là một thiết bị điện quan trọng, giúp điều khiển các thiết bị khác
1. Công dụng của công tắc nút nhấn
Công tắc nút nhấn là một thiết bị đơn giản nhưng vô cùng hữu ích, được sử dụng để kích hoạt một chức năng hoặc hành động cụ thể dựa trên việc nhấn hoặc bấm một nút. Thiết bị thường được sử dụng để điều khiển luồng điện hoặc kích hoạt các chức năng cần thiết tùy thuộc vào công tắc cụ thể và ứng dụng của nó.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nút nhấn đều giống nhau. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nút nhấn khác nhau như nút nhấn có đèn hoặc không đèn, phụ thuộc vào cách thức hoạt động, cơ chế và tính năng.
Nút nhấn được sử dụng để kích hoạt chức năng hoặc hành động cụ thể dựa trên việc nhấn hoặc bấm một nút
2. Tìm hiểu về nút nhấn đơn cực (single-pole switch) và nút nhấn hai cực (double-pole switch)
Nút nhấn đơn cực (single-pole switch) là loại công tắc nút nhấn chỉ có một đầu vào và một đầu ra, thường là hai trạng thái “bật – on” và “tắt – off” trong một nút nhấn. Chúng được thiết kế để dẫn điện (khi không nhấn) hoặc ngắt điện (khi không nhấn). Đây là loại công tắc đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất.
Khác với nút nhấn đơn cực, nút nhân hai cực hay còn gọi là nút nhân đôi, có hai kết nối với hai mạch riêng biệt. Nói cách khác, loại nút nhấn này là hai công tắc kết hợp trong một.
Ứng dụng của các loại nút nhấn đơn cực và hai cực:
- Nút nhấn đơn cực: Công tắc đèn, công tắc các thiết bị gia dụng, đồng hồ báo thức, máy móc công nghiệp, nút dừng khẩn cấp.
- Nút nhấn hai cực: Một số ứng dụng y tế (biện pháp phòng ngừa an toàn cho máy móc), kết hợp đèn và quạt.
3. Tìm hiểu về nút nhấn gạt đơn (single-throw switch) và nút nhấn gạt đôi (double-throw switch)
Trước hết, “throw” được áp dụng cho các vị trí mà một công tắc nút nhấn có thể được kích hoạt. Nút nhấn gạt đơn (single-throw switch) chỉ có thể đóng mạch ở một vị trí duy nhất, có nghĩa là được chuyển đổi ở một hướng, một vị trí. Trong khi đó, công tắc nút nhấn gạt đôi có thể ở hai vị trí và có thể có một vị trí trung gian (neutral) (mạch lúc này có thể ở trạng thái không kích hoạt).
Ứng dụng của các loại nút nhấn gạt đơn và gạt đôi:
- Công tắc nút nhấn gạt đơn: đèn chiếu sáng, thiết bị gia dụng ( tivi, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ…), thiết bị điều khiển trong công nghiệp
- Công tắc nút nhấn gạt đôi: chuyển đổi giữa hai nguồn nguồn điện, điều khiển hướng chảy dòng điện trong mạch điều khiển, bật/tắt quạt và bật/tắt đèn một cách độc lập.
Nút nhấn NP2 CHINT Việt Nam
4. Tìm hiểu về nút nhấn tạm thời
Công tắc nút nhấn tạm thời là một loại nút nhấn có tính năng đặc biệt, chỉ duy trì trạng thái bật hoặc tắt khi được nhấn và giữ. Nhờ có một lò xo bên trong giúp đẩy nút bấm ra nên khi thả tay, nút nhấn sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu.
Loại nút nhấn này thường được dùng cho các thiết bị cần điều khiển ngắn hạn như máy xay, chuông cửa, bàn phím, chuột máy tính và các nút bấm khẩn cấp. Thiết bị này giúp tiết kiệm điện năng, tránh ngắn mạch và tăng độ an toàn cho người sử dụng.
5. Sản phẩm các loại nút nhấn của CHINT
CHINT là một thương hiệu toàn cầu chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị điện bao gồm nút nhấn CHINT, đèn báo, nút nhấn chuyển mạch, nút nhấn dừng khẩn cấp,…
Nút nhấn CHINT có nhiều loại khác nhau, đều tuân theo tiêu chuẩn IEC, phù hợp với nhiều ứng dụng và môi trường khác nhau như:
- Nút nhấn NP2 có đường kính 22mm, có thể có đèn LED hoặc không. NP2 có nhiều màu sắc, hình dạng và chức năng khác nhau, có mức độ bảo vệ IP40.
- Nút nhấn NP3 có đường kính 30mm, có mức độ bảo vệ IP65.
- Hộp nút nhấn NPH1 là loại hộp nhựa có lỗ để lắp nút ấn, thường là nút ấn có hoặc không đèn. Số lượng lỗ trong hộp khác nhau, từ 1 đến 6 lỗ, tùy theo số lượng nút ấn cần lắp, mức độ bảo vệ IP65.
- Nút nhấn NP8 22mm với nhiều màu sắc, hình dạng và chức năng khác nhau, mức độ bảo vệ lên đến IP65.
Các loại nút nhấn CHINT
Hy vọng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm kiến thức về các loại nút nhấn và cách sử dụng chúng hiệu quả. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu và cần hỗ trợ về các sản phẩm của CHINT thì hãy liên hệ ngay với CHINT Việt Nam.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: service.vn@chintglobal.com
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM