Nông nghiệp là một ngành quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế – xã hội của Việt Nam. Ngày nay, nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp đã có những đổi mới mạnh mẽ, trở nên hiện đại và tiên tiến hơn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng nông nghiệp bền vững đang ngày càng được xã hội quan tâm. Vậy nông nghiệp theo hướng bền vững là gì và làm sao để thúc đẩy xu hướng này. Hãy cùng khám phá trong bài dưới đây!
Bài viết liên quan:
Phát triển nông nghiệp bền vững là một xu hướng đang được quan tâm
(Nguồn: APAC Insider)
1. Tìm hiểu về nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững hiểu đơn giản là phương thức canh tác, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Cụ thể, cần đáp ứng được 3 điều kiện sau:
- Nông dân được đảm bảo mức thu nhập công bằng và đầy đủ.
- Đảm bảo tôn trọng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Không gây ảnh hưởng đến thế hệ sống bằng nông nghiệp trong tương lai. Đồng thời đảm bảo mức thu nhập công bằng và đầy đủ cho những người nông dân này trong tương lai.
Nông nghiệp bền vững vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại và tương lai
(Nguồn: Canva)
2. Mục tiêu nông nghiệp bền vững là gì?
Muốn có được hệ thống nông nghiệp bền vững, cần phải đạt được những mục tiêu cốt lõi sau:
- Bảo vệ và khôi phục độ phì nhiêu của đất cũng như tài nguyên thiên nhiên dùng cho nông nghiệp khác.
- Hạn chế và giảm thiểu việc sử dụng nguồn không tái sinh cũng như nguồn đầu vào.
- Tối ưu hoá việc sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên của nông trại.
- Các chu trình sinh học tự nhiên phải đạt được sự hoà hợp và phải kiểm soát được những chu trình này.
- Giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với cuộc sống con người, động vật hoang dã và chất lượng nguồn nước.
- Đảm bảo nguồn thu nhập đáng tin cậy và đầy đủ cho nông trại.
- Khuyến khích được những gia đình, cơ sở nông nghiệp và cộng đồng nông dân thực hiện những mục tiêu trên đây.
3. Lợi ích của nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững mang lại nhiều lợi ích không chỉ đối với môi trường mà còn ảnh hưởng tích cực đến xã hội và kinh tế. Cụ thể:
Đối với kinh tế
Phát triển nông nghiệp bền vững cung cấp nguồn nông sản và nông phẩm chất lượng, dồi dào, phục vụ cho các ngành chế biến thuỷ – hải sản, rau củ quả, thực phẩm và nước giải khát,… Từ đó, nâng cao giá trị nông sản, giúp mở rộng thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu. Tất cả những điều này chính là yếu tố quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.
Đối với xã hội
Nông nghiệp sạch bền vững cũng giúp tạo việc làm cho nông dân hơn với nguồn thu nhập tăng để cải thiện cuộc sống tốt hơn. Về lâu dài sẽ giúp xóa đói giảm nghèo, đảm bảo mức sống gia đình và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Những lợi ích quan trọng mà nông nghiệp đem lại cho kinh tế – xã hội
(Nguồn: Canva)
4. Phương pháp để phát triển nông nghiệp bền vững
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để phát triển nông nghiệp bền vững và đảm bảo sự cân bằng giữa sản xuất thực phẩm, bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế. Dưới đây là những phương pháp mà doanh nghiệp có thể tham khảo thực hiện:
4.1. Phương pháp luân canh cây trồng
Đây là phương pháp phổ biến và được đánh giá là đem lại hiệu quả tốt nhất. Luân canh sẽ giúp giảm thiểu sâu bệnh trong cây trồng, vì một số sâu bệnh chỉ làm hại ở một cây trồng nhất định. Nếu chỉ trồng 1 loại cây trong suốt nhiều vụ mua sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh đó phát triển, gậy hại cho cây và giảm năng suất. Ngược lại, khi thay đổi nhiều loại cây trồng khác nhau sẽ cải thiện được vấn đề này.
4.2. Phương pháp trồng cây che phủ đất
Trồng cây che phủ đất sẽ giảm thiểu và phòng tránh tình trạng xói mòn, sạt lở đất. Phương pháp này cũng giúp cung cấp nguồn Nitơ tự nhiên với tác dụng hạn chế dịch hại, sâu bệnh cho cây trồng và giảm lượng phân bón sử dụng hạn chế tác động tới môi trường.
Trồng cây che phủ đất để giảm xói mòn
(Nguồn: Canva)
4.3. Phương pháp tạo nguồn dinh dưỡng cho đất
Mục tiêu quan trọng hàng đầu của nông nghiệp bền vững chính là cải thiện và nâng cao chất lượng đất trồng. Đất khỏe mạnh, nhiều dinh dưỡng thì cây mới có thể phát triển tốt, tăng nông sản với chất lượng cao. Nông dân có thể tạo nguồn dinh dưỡng cho đất bằng các cách như bón phân vi sinh, phân hữu cơ, phân hoá học,… Tuy nhiên, cần phải xác định kỹ loại đất, loại cây trồng để lựa chọn phân bón tốt nhất.
4.4. Phương pháp sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp bền vững ở Việt Nam và thế giới. Nguồn năng lượng tái tạo không chỉ giúp cơ sở nông nghiệp nâng cao năng suất mà còn giảm tác động xấu đến môi trường. Nông dân có thể ứng dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời để cấp điện cho máy bơm, hệ thống làm nóng trong nhà kính.
Là thương hiệu toàn cầu về giải pháp năng lượng bền vững, CHINT mang đến giải pháp năng lượng Agri-PV, sự kết hợp thông minh giữa nông nghiệp và năng lượng mặt trời. Giải pháp mang lại những lợi ích đáng kể như
- Cải thiện khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt: Các dãy mô-đun đóng vai trò như một lá chắn, giúp chống lại tình trạng hạn hán và xói mòn đất, bảo vệ mùa màng và duy trì độ phì nhiêu cho đất.
- Kiểm soát ánh sáng tối ưu: Hệ thống đường ray thông minh cho phép các mô-đun theo dõi quỹ đạo của mặt trời, đảm bảo lượng ánh sáng vừa đủ cho cây trồng phát triển, đồng thời tránh nguy cơ che khuất ánh sáng có thể ảnh hưởng đến năng suất.
- Thúc đẩy đa dạng sinh học: Các dải đất ngay dưới các mô-đun được tận dụng để trồng các dải hoa, tạo môi trường thuận lợi cho các loài côn trùng có lợi và đóng góp đáng kể vào việc bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tăng cường thu nhập cho nông dân: Thu nhập từ việc cho thuê hệ thống PV mang lại nguồn thu nhập ổn định và đáng tin cậy, giúp tăng cường khả năng tài chính và đảm bảo sự bền vững cho các doanh nghiệp nông nghiệp.
4.5. Phương pháp ứng dụng máy bay nông nghiệp không người lái
Máy bay nông nghiệp không người lái là thiết bị giúp ưu hoá việc tưới phân bón, thuốc trừ sâu. Những lợi ích quan trọng mà phương pháp này đem lại bao gồm:
- Giảm sức lao động, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu, phân bón hoá học gây ảnh hưởng tới xấu sức khỏe của người nông dân.
- Phun tưới nhanh và đồng đều, ngấm hoàn toàn vào cây trồng, tránh nhỏ giọt và rơi xuống đất.
- Tiết kiệm 90% lượng nước so với phương pháp phun tưới thủ công.
- Hỗ trợ nông dân khảo sát và thu thập dữ liệu ở vườn cây trồng để đạt được mục tiêu canh tác và sản xuất hiệu quả.
4.6 Phương pháp quản lý sâu hại bằng sinh học
Phương pháp thúc đẩy nông nghiệp bền vững này sẽ giúp giảm thiểu lượng thuốc hóa học sử dụng cho cây trồng. Từ đó, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh vật có lợi, đảm bảo sức khỏe con người trước những nguy cơ phơi nhiễm chất độc hại.
4.7 Phương pháp quản lý giống và nguồn nước
Trong nông nghiệp bền vững, người ta sử dụng các loại giống cây phù hợp với khí hậu của khu vực nên khả năng sinh trưởng cũng tốt hơn. Ví dụ, cà phê Arabica thích hợp với điều kiện nhiệt độ thấp, ở vùng núi nên thường được trồng ở khu vực Lâm Đồng, Sơn La, Điện Biên.
Ngoài ra, còn có thể xây dựng hệ thống lưu trữ nước mưa để sử dụng cho những thời điểm nắng hạn, thiếu nước nhằm giảm bớt chi phí canh tác mà vẫn đảm bảo cây trồng sinh trưởng tốt.
Quản lý giống và nguồn nước để phát triển nông nghiệp bền vững
(Nguồn: Canva)
Nông nghiệp bền vững không chỉ giúp tối ưu hóa năng suất mà còn góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường, tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Các cơ sở nông nghiệp có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để hướng tới sự bền vững trong sản xuất. Trong số đó, việc tích hợp năng lượng tái tạo là một phương pháp đang nhận được sự quan tâm và áp dụng rộng rãi. Để biết thêm chi tiết về phương pháp này, hãy liên hệ CHINT Việt Nam ngay!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM