Nhà xưởng là một không gian quan trọng trong sản xuất, chế biến với bất kỳ ngành nào. Theo đó, hệ thống điện nhà xưởng được thiết kế, lắp đặt hiệu quả, chất lượng sẽ đảm bảo được sự an toàn cũng như tránh được những sự cố không mong muốn xảy ra. Vậy thiết kế điện nhà xưởng cần lưu ý những gì? Hãy cùng CHINT Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Bài viết liên quan:
Những lưu ý khi thiết kế điện nhà xưởng
(Nguồn: Walker Electrical Ltd)
1. Hệ thống điện cho nhà xưởng
Hệ thống điện cho nhà xưởng bao gồm tất cả những thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng nhằm cung cấp và đảm bảo hoạt động sản xuất trong nhà xưởng diễn ra một cách ổn định, hiệu quả và liên tục.
Không chỉ vậy, hệ thống điện nhà xưởng còn có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự an toàn của máy móc và nhân viên làm việc trong nhà xưởng. Do đó, các doanh nghiệp cần phải có phương án thiết kế điện nhà xưởng chuyên nghiệp, đạt chuẩn và đúng quy trình.
Hệ thống điện nhà xưởng giúp đảm bảo hoạt động ổn định của các thiết bị bên trong nhà xưởng
(Nguồn: Pinterest)
2. Các bước thiết kế điện nhà xưởng
Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi thiết kế và lắp đặt hệ thống điện cho nhà xưởng của mình, doanh nghiệp không nên bỏ qua hướng dẫn các bước thiết kế hệ thống điện cho nhà xưởng dưới đây:
Xác định phụ tải tính toán
Phụ tải tính toán là một đại lượng quan trọng đại biểu cho lượng điện cần thiết cho hoạt động và sản xuất của nhà xưởng. Tức là tổng công suất sử dụng tiêu thụ của tất cả các thiết bị trong nhà xưởng ở một thời điểm.
Phụ tải tính toán sẽ giúp kỹ sư kiểm tra và chọn lựa được các thiết bị cần có trong hệ thống điện như dây dẫn, biến áp, thiết bị đóng dẫn điện. Nhờ đó biết được từng khu vực trong nhà xưởng cần công suất đặt là bao nhiêu.
Để xác định phụ tải tính toán thường rất khó và phải ước lượng chính xác các yếu tố như công suất, điện áp, dòng điện, từ đó có thể thiết kế hệ thống điện nhà xưởng đáp ứng được nhu cầu của tất cả thiết bị bên trong.
Theo đó, nếu như phụ tải tính toán nhỏ hơn thực tế có thể ra các sự cố về điện không mong muốn, đồng thời làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện. Ngược lại, nếu như phụ tải tính toán lớn hơn so với thực tế sẽ khiến tiêu hao, lãng phí nhiều điện năng.
Thiết kế mạng điện cao áp cho nhà xưởng
Mạng điện cao áp là bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp điện từ nguồn điện quốc gia đến các trạm áp bên trong nhà xưởng. Các kỹ sư sẽ dựa trên yêu cầu của chủ doanh nghiệp và phạm vi hoạt động của nhà xưởng để xác định điện áp cần cung cấp cho hệ thống.
Cột điện cao áp được làm từ cột tháp sắt, bê tông ly tâm hoặc cột gỗ thông, chiều cao trên 18m. Trong khi đó, dây điện cao áp sử dụng dây trần và gắn trên các cột qua các chuỗi sứ cách điện.
Hiện nay, điện cao áp được sử dụng trong nhà xưởng là 35kV, 110kV, 220kV hoặc 500kV với số lượng bát sứ khác nhau.
Bản vẽ thiết kế điện nhà xưởng phải thể hiện chi tiết vị trí đặt trụ, số bát sứ tương ứng với từng loại điện áp cũng như cách bố trí đường dây cao áp vào nhà xưởng và trạm áp bên trong nhà xưởng.
Thiết kế điện cao áp cho nhà xưởng
(Nguồn: Unsplash)
Thiết kế mạng điện hạ áp cho nhà xưởng
Mạng điện hạ áp là hệ thống điện có cấp điện áp danh định từ 0 đến 1kV với các đường điện có điện áp từ 220V-380V. Mạng điện hạ áp cho nhà xưởng sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn tiêu chuẩn và được bọc kín bằng một lớp vỏ cách điện. Các dây cáp này được gắn lên cột điện thông qua kẹp treo hoặc sứ.
Cột điện nhà xưởng hạ áp cũng được làm bằng bê tông ly tâm, cột bê tông vuông hoặc trụ tháp sắt với chiều cao được làm từ 5 – 8m.
Trong quá trình thiết kế mạng điện hạ áp cho nhà xưởng, người thiết kế cần xác định vị trí các tủ điện điều khiển để đảm bảo hệ thống thiết bị và máy móc trong nhà xưởng hoạt động hiệu quả. Việc bố trí này bao gồm cách đi dây và vị trí đặt mạng điện hạ áp ở các khu vực sử dụng.
Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng nhà xưởng
Hệ thống điện chiếu sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi thi công và thi công điện nhà xưởng. Nếu ánh sáng quá ít, công nhân sẽ làm việc trong điều kiện thiếu sáng, nhưng nếu ánh sáng quá nhiều, điện năng sẽ bị lãng phí. Do đó, kỹ sư cần tính toán công suất chiếu sáng cần thiết cho khu vực làm việc.
Tính toán, thiết kế bù công suất
Thiết kế bù công suất cho nguồn điện của nhà xưởng có vai trò quan trọng trong đảm bảo tính ổn định của điện áp. Đồng thời nó cũng giúp giảm tổn thất tiêu hao điện năng sử dụng bằng cách phân bố công suất phản kháng trong hệ thống một cách hợp lý.
Vị trí lắp đặt tủ bù công suất phụ thuộc vào cấu trúc của nhà xưởng. Kỹ sư cần phải tính toán và thiết kế hệ thống điện nhà xưởng cẩn thận. Đặc biệt phải xem xét có nên đặt tủ bù công suất cho từng động cơ hay không, bởi vì điều này có lợi cho điện áp nhưng lại không có nhiều hiệu quả về chi phí và quản lý.
Tiến hành tính toán, thiết kế điện nhà xưởng bù công suất
(Nguồn: Unsplash)
3. Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống điện cho nhà xưởng
Tiêu chuẩn thiết kế điện nhà xưởng là yếu tố quan giúp giúp thi công hiệu quả, đúng quy trình.
Thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổng
Hệ thống cáp này bao gồm các cáp điện chính đi từ phía sau trạm biến áp, nối với MCCB, sau đó kết nối vào tủ điện tổng phân phối chính và cung cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống. Cáp có thể được lắp đặt ngầm dưới đất bên trong các ống nhựa PVC, ống kim loại, hoặc được lắp trên các trụ điện và giá đỡ.
Thi công thang máng cáp
Đây là hệ thống giá đỡ được sử dụng để cố định và bảo vệ các cáp điện trong hệ thống.
Lắp tủ điện công nghiệp
Đây là nơi đấu nối toàn bộ trục cáp chính của t hệ thống điện nhà xưởng với các thiết bị đóng/cắt và bảo vệ. Tủ điện công nghiệp phải được thi công chính xác, vừa đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật vừa đảm bảo thẩm mỹ.
Thi công hệ thống điện nhẹ
Công đoạn này bao gồm thi công hệ thống chiếu sáng, hệ thống camera quan sát, hệ thống báo cháy nổ, hệ thống điện sinh hoạt.
Tiêu chuẩn quan trọng khi thiết kế điện nhà xưởng
(Nguồn: Unsplash)
4. Gợi ý thiết bị điện nhà xưởng từ thương hiệu CHINT
Là công ty về giải pháp năng lượng thông minh với nhiều năm kinh nghiệm, CHINT Việt Nam tự tin cung cấp đầy đủ các thiết bị cần thiết hệ thống điện trong nhà xưởng với đầy đủ tiêu chuẩn và chứng nhận quốc tế về chất lượng và an toàn điện. Dưới đây là một số gợi ý về các thiết bị điện CHINT mà bạn không thể bỏ qua để trang bị cho nhà xưởng của mình:
- ACB (Máy cắt không khí): ACB CHINT có khả năng chịu tải tốt, tuổi thọ cao, đảm bảo tính cung cấp liên tục cho hệ thống điện nhà xưởng.
- MCCB (Cầu dao tự động dạng khối): CHINT cung cấp MCCB có khả năng chịu tải cao và khả năng ngắt mạch nhanh, điện áp cách điện tới 1000V, tích hợp công nghệ ngắt kép giúp tăng dòng ngắn mạch tới 150kA, loại bỏ tia hồ quang.
- MCB (Cầu dao tự động dạng tép): Các MCB của CHINT có đa dạng về công suất và khả năng bảo vệ.
- SPD (Thiết bị chống sét): CHINT cung cấp SPD với khả năng chống sét tốt và hạn chế dao động điện áp.
- Relay bảo vệ CHINT: Có khả năng phát hiện sự cố và thực hiện các chức năng bảo vệ như ngắt mạch, cắt nguồn điện khi gặp lỗi.
- Ngoài ra, hiện CHINT Việt Nam còn cung cấp đa dạng các thiết bị điện khác như khởi động mềm, khởi động từ, biến tần, đồng hồ đo lường điện, biến áp, công tắc nút nhấn, tụ bù,…
Gợi ý các thiết bị điện nhà xưởng của CHINT Việt Nam
(Nguồn: CHINT Việt Nam)
Trên đây là những thông tin và lưu ý quan trọng khi thiết kế điện nhà xưởng mà CHINT Việt Nam tổng hợp, chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu tổng quan được quy trình và tiêu chuẩn đúng đắn khi thiết kế và thi công điện. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm các thiết bị điện cho nhà xưởng, hãy liên hệ ngay CHINT Việt Nam để được tư vấn và cung cấp giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn.
Bài viết được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM