Để đáp ứng sự hội nhập quốc tế, nền nông nghiệp Việt Nam dần được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy sự gia tăng về nhu cầu sử dụng điện năng. Chính vì vậy, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện trong sản xuất nông nghiệp trở thành một nhiệm vụ quan trọng, không chỉ giúp đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định mà còn giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia. Trong bài viết nãy, hãy cùng CHINT Việt Nam tìm hiểu về những giải pháp tiết kiệm điện nông nghiệp hiệu quả nhất.
Bài viết liên quan:
Những giải pháp tiết kiệm điện trong sản xuất nông nghiệp
(Nguồn: Pioneer Community Energy)
1. Giải pháp tiết kiệm điện nông nghiệp
Để đảm bảo mang lại sự phát triển cho nông nghiệp mà vẫn tiết kiệm năng lượng, dưới đây là những giải pháp hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
1.1 Nâng cao nhận thức tiết kiệm điện của người dân
Nâng cao ý thức của người dân về tiết kiệm điện nông nghiệp là một nhiệm vụ hàng đầu cần thực hiện. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể chính trị, cơ quan ban ngành và cộng đồng địa phương. Các hoạt động tuyên truyền ý thức tiết kiệm điện trong sản xuất nông nghiệp cần được triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là tại những khu vực vùng sâu, vùng xa.
Ngoài ra, cũng cần phải tăng cường tuyên truyền nội dung của các Nghị định của Chính Phủ, đặt ra các quy định chi tiết và biện pháp thực hiện Luật Sử dụng Năng lượng. Những thông điệp này cần được truyền đạt một cách rõ ràng và hiệu quả để tạo động lực cho người dân và các cơ sở nông nghiệp hành động tích cực trong việc tiết kiệm điện năng.
Nâng cao ý thức về tiết kiệm điện nông nghiệp cho người dân
(Nguồn: Báo Điện tử – Đảng Cộng Sản Việt Nam)
1.2 Nâng cấp các trang thiết bị và ứng dụng các công nghệ thông minh
Hiện nay, các thiết bị và máy móc được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến năng suất, chất lượng nông phẩm thấp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. . Việc nâng cấp thiết bị không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giúp giảm đáng kể lượng điện trong vận hành nông nghiệp.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn các thiết bị điện phù hợp điều kiện sản xuất như thiết bị khởi động mềm, bộ biến đổi tốc độ động cơ điện một chiều, động cơ AC,… Tuy nhiên, cần phải thường xuyên thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị này để đảm bảo hiệu suất tối ưu, thời gian sử dụng lâu dài và tiết kiệm điện nông nghiệp hiệu quả.
1.3 Mở rộng các mô hình khuyến nông
Mô hình khuyến nông (Agriculture Extension) là quá trình chuyển đổi và chia sẻ các tiến bộ kỹ thuật cho cộng đồng nông dân để nâng cao năng suất, bảo vệ môi trường và thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới. Do đó, việc mở rộng mô hình khuyến nông là một trong những giải pháp tiết kiệm điện nông nghiệp hữu hiệu mà doanh nghiệp có thể xem xét và triển khai. Các mô hình được ứng dụng phổ biến hiện nay bao gồm mô hình liên kết – tiêu thụ nông sản, chăn nuôi khép kín áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch,…
Trong đó, công nghệ chiếu sáng đèn LED đang được áp dụng rất thành công tại các trang trại hoa. Những mô hình này không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn góp phần giải quyết các vấn đề môi trường và tăng thu nhập cho nông dân. Mở rộng các mô hình khuyến nông cũng giúp thúc đẩy hiệu quả kinh tế và bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Hầm biogas cũng được đánh giá là một trong những khuyến nông giúp giảm tiêu thụ lượng điện nông nghiệp. Hầm biogas sử dụng chất thải làm nguyên liệu sẽ giúp giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường và không gây hại cho sức khoẻ con người. Đặc biệt, hầm biogas còn giúp tạo ra nguồn khí đốt tiện dụng cho việc đun nấu, giúp giảm chi phí mua nhiên liệu cho các nhu cầu tại chỗ, tạo ra lợi ích kinh tế đáng kể.
Mở rộng mô hình khuyến nông giúp giảm điện nông nghiệp tiêu thụ
(Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên)
1.4 Ứng dụng các công nghệ biến tần
Công nghệ biến tần (công nghệ Inverter) là công nghệ điện tử giúp biến đổi dòng điện một chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC) có tần số và điện áp thay đổi được. Từ đó, giảm tiêu tốn năng lượng không cần thiết trong quá trình hoạt động của thiết bị. Những loại biến tần khi được tích hợp trong thiết bị nông nghiệp sẽ giúp giảm điện năng tiêu thụ.
Việc ứng dụng các công nghệ tự động này vào đúng vị trí còn giúp tăng tuổi thọ cho các động cơ đi kèm, nâng cao hiệu suất toàn diện của hệ thống. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp nông nghiệp giảm chi phí vận hành mà còn thúc đẩy sự bền vững trong sản xuất.
1.5 Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời
Doanh nghiệp có thể tận dụng năng lượng mặt trời để sấy khô nông sản hay đun nước nóng, lắp đặt các khung cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên phục vụ cho việc chiếu sáng nhà xưởng, chuồng trại. Hệ thống pin mặt trời còn tạo ra bóng râm với tác dụng giảm bức xạ mặt trời, giảm tốc độ bốc hơi nước, giúp tiết kiệm lượng nước tưới cho cây trồng.
Do đó, điện mặt trời kết hợp nông nghiệp là một trong những mô hình được nhà nước chú trọng và khuyến khích triển khai. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp giảm chi phí điện mà còn thân thiện với môi trường, mang lại thu nhập ổn định và hiệu suất kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên, để mô hình này phát triển rộng rãi, cần có chính sách hỗ trợ và đầu tư công phù hợp từ các cấp quản lý.
Ứng dụng điện mặt trời kết hợp nông nghiệp để giảm điện năng tiêu thụ
(Nguồn:n NPR)
2. CHINT cung cấp giải pháp điện mặt trời nông nghiệp uy tín
Điện mặt trời không chỉ là nguồn năng lượng sạch, bền vững mà còn là chìa khóa mở ra các giải pháp phát triển nông nghiệp xanh, tiết kiệm điện hiệu quả. Các cơ sở nông nghiệp có thể tận dụng điện năng từ mặt trời cho máy bơm nước, máy phun sương, máy sục khí, đèn chiếu sáng, quạt thông gió, giúp tối ưu hóa chi phí điện. Đồng thời, giảm lượng nước sử dụng và cải thiện điều kiện sống của cây trồng, gia súc, gia cầm chăn nuôi.
Để đảm bảo đạt hiệu quả về điện năng và tối ưu chi phí, việc lựa chọn đơn vị cung cấp giải pháp điện mặt trời nông nghiệp uy tín là cực kỳ quan trọng. CHINT, một thương hiệu nổi bật và đáng tin cậy trong lĩnh vực năng lượng, cung cấp giải pháp tiên tiến và toàn diện, từ mô-đun cho đến các linh kiện trong hỗ trợ hệ thống năng lượng mặt trời. Ví dụ, hệ thống năng lượng mặt trời của CHINT sử dụng các mô-đun và biến tần PV tiên tiến trên thế giới giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí điện năng và tối đa hóa lợi nhuận.
Trên đây là những giải pháp tiết kiệm điện nông nghiệp phổ biến hiện nay. Trong số đó, giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời là đặc biệt nổi bật, mang lại lợi ích to lớn cho việc giảm chi phí điện và thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. CHINT, với hệ thống tấm pin điện mặt trời chất lượng cao, là đối tác uy tín hàng đầu trong lĩnh vực này. Liên hệ CHINT Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM