Vì sao cần kiểm định thiết bị điện định kỳ?

Kiểm định thiết bị điện không chỉ là trách nhiệm theo luật mà còn là cách để bạn bảo vệ sức khỏe, tài sản và môi trường. Theo dõi ngay bài viết này để cùng CHINT Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về nội dung, lý do và mức xử phạt khi vi phạm quy định kiểm định này nhé.

Bài viết liên quan: 

Kiểm định thiết bị điện là trách nhiệm theo luật của mỗi đơn vị, tổ chức

Kiểm định thiết bị điện là trách nhiệm theo luật mà mỗi đơn vị, tổ chức nào cũng cần phải tuân thủ
(Nguồn: Primefuels)

1. Kiểm định thiết bị điện là gì?

Kiểm định thiết bị điện là quá trình kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn của các thiết bị và dụng cụ điện dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan. Việc kiểm định được thực hiện bởi các tổ chức có thẩm quyền trước khi thiết bị được sử dụng, vận hành và trong suốt quá trình hoạt động của thiết bị.

Đây là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam theo các căn cứ pháp lý như Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Điện lực, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP và Thông tư số 33/2015/TT-BCT.

Các thiết bị an toàn điện phải được kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ theo quy định của nhà sản xuất hoặc không quá 36 tháng và kiểm định bất thường khi có yêu cầu. 

Nội dung kiểm định gồm có kiểm tra bên ngoài, đo điện trở cách điện, kiểm tra độ bền của điện môi, đo các thông số đóng cắt thiết bị, kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn và bảo vệ.

kiểm định thiết bị điện được thực hiện bởi tổ chức có thẩm quyền

Việc kiểm định được thực hiện bởi các tổ chức có thẩm quyền
(Nguồn: MCP Technical Training)

2. Danh mục thiết bị điện cần phải kiểm định

Căn cứ theo Phụ lục 1 Thông tư số 33/2015/TT/BCT, một số thiết bị điện cần phải được kiểm định để đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn điện như:

  • Các thiết bị điện thường sử dụng ở môi trường nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ bao gồm máy biến áp, động cơ điện, thiết bị phân phối, đóng cắt, thiết bị điều khiển phòng nổ, máy phát điện, rơ le dòng rò, cáp điện phòng nổ, đèn chiếu sáng phòng nổ.
  • Các thiết bị điện thường sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1000V trở lên bao gồm chống sét van, máy biến áp, máy cắt, cáp điện, cầu dao cách ly và cầu dao tiếp địa.
  • Các dụng cụ điện như sào cách điện,…

quy định về kiểm định thiết bị điện

Phụ lục 1 Thông tư số 33/2015/TT/BCT quy định một số thiết bị điện cần kiểm định
(Nguồn: Law.asia)

3. Vì sao cần thực hiện kiểm định thiết bị điện định kỳ?

Kiểm định thiết bị điện công nghiệp định kỳ là việc làm cần thiết và bắt buộc phải nghiêm túc thực hiện. Vì tai nạn về điện là một trong những nguyên nhân gây chết người hàng đầu trong tai nạn lao động. Do đó, thực hiện kiểm định định kỳ sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phòng tránh cháy nổ và tai nạn lao động khác. 

Kiểm định các thiết bị điện là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam theo các căn cứ pháp lý. Tuân thủ các quy định của pháp luật, tiết kiệm các chi phí có liên quan. 

Kiểm định thiết bị điện giúp chứng minh khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn và chất lượng của sản phẩm. Nhờ vậy mà giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và thương hiệu của mình.

Việc kiểm định còn giúp kiểm tra bên ngoài, đo điện trở cách điện, kiểm tra độ bền của điện môi, đo các thông số đóng cắt thiết bị, kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn và bảo vệ. Những hoạt động này giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố, hư hỏng hoặc giảm hiệu quả của thiết bị điện. Việc này sẽ duy trì hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị điện. 

Việc kiểm định thiết bị điện định kỳ sẽ duy trì hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị điện

Việc kiểm định thiết bị điện định kỳ sẽ duy trì hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị điện
(Nguồn: Hydrocarbon Processing)

4. Mức xử phạt khi vi phạm quy định kiểm định thiết bị điện

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện, mức xử phạt khi vi phạm quy định kiểm định thiết bị điện như sau:

  • Từ 2-3 lần tổng chi phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư vi phạm (tính theo mức giá tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền quy định) nhưng không thấp hơn 20.000.000 đồng và tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.
  • Từ 1-2 lần tổng chi phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư vi phạm (tính theo mức giá tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền quy định) nhưng không thấp hơn 10.000.000 đồng và tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm định theo chu kỳ và không kiểm tra nghiệm thu sau khi sửa chữa.
  • Từ 1-2 lần tổng chi phí kiểm tra nghiệm thu máy, thiết bị, vật tư vi phạm (tính theo mức giá tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền quy định) nhưng không thấp hơn 10.000.000 đồng và tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra nghiệm thu sau khi lắp mới hoặc di dời.

Kiểm định các thiết bị điện giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố, hư hỏng hoặc giảm hiệu quả của thiết bị điện. Do đó, việc tìm đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị điện thực hiện kiểm định thiết bị định kỳ giúp đảm bảo về chất lượng sản phẩm. 

Thiết bị điện CHINT là các sản phẩm ngành điện uy tín đến từ nhà CHINT Việt Nam. Là đơn vị tiên phong, có nhiều năm kinh nghiệm, CHINT mang đến cho khách hàng các sản phẩm chất lượng, chế độ bảo hành và hậu mãi tốt nhất cho khách hàng.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuổi thọ của các thiết bị, dụng cụ điện, bạn cần thực hiện kiểm định các thiết bị điện định kỳ theo quy định của Nhà nước. Hy vọng bài viết này của CHINT Việt Nam đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về kiểm định thiết bị điện.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam

---------------------------------

CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: [email protected]

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Related Posts

Hotline kỹ thuật: 0332587777