Hiện nay, công nghệ thay đổi liên tục dẫn đến hệ thống điện tại các công trình lớn ngày càng trở nên phức tạp. Những thiết bị khởi động động cơ trở thành một trong những vật dụng hỗ trợ đắc lực không thể thiếu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ những thông tin quan trọng về thiết bị như cách sử dụng, thông số kỹ thuật… dẫn đến một số rủi ro ngoài ý muốn.
Vậy thiết bị khởi động động cơ là gì? Có bao nhiêu loại thiết bị này? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về chủ đề trên thông qua bài viết sau đây.
Bài viết liên quan:
- Hệ thống khởi động trực tiếp DOL
- Kinh nghiệm chọn mua thiết bị điện tử bạn nên biết
- Thiết bị điện công nghiệp bao gồm những gì và nơi cung cấp uy tín
Tổng quát về thiết bị khởi động động cơ
1. Thiết bị khởi động động cơ là gì
Thiết bị khởi động động cơ còn có tên gọi khác là Motor Starter. Đây là loại thiết bị dùng để khởi động và có chức năng bảo vệ chuyên dụng cho hệ thống động cơ. Mục đích chính khi sử dụng bộ khởi động động cơ trong mạng điện là giúp động cơ hoạt động lâu dài, kéo dài tuổi thọ.
Bên cạnh đó, thiết bị điều khiển động cơ còn tích hợp relay nhiệt giúp giảm sự quá tải, ngắn mạch và bảo vệ mất pha,… Do đó, đây là vật dụng cần thiết cho các mạng điện có hiệu điện thế lớn như hệ thống điều khiển công nghiệp.
Motor starter là một trong những thiết bị tự động hóa được sử dụng phổ biến tại các công trình bởi tính năng tiện dụng, đa dạng mẫu mã và chủng loại. Mặc dù có vài điểm giống với rơ le song thiết bị không chỉ đảm nhận vai trò Bật/Tắt tự động mà còn bảo vệ động cơ khi xảy ra sự cố điện như quá dòng hay điện áp thấp.
Cấu tạo của thiết bị khởi động động cơ
Bộ khởi động động cơ gồm 2 bộ phận chính với nhiệm vụ điều khiển tự động và bảo vệ động cơ cùng lúc, bao gồm:
- Công tắc tơ điện: Công tắc cơ điện có vai trò chính là bật – tắt nguồn điện của động cơ một cách tự động. Nhờ vậy, người dùng sẽ dễ dàng cắt đứt các cực của tiếp điểm.
- Mạch bảo vệ quá tải: Bộ phận này giúp ngăn chặn các trường hợp xấu xảy ra đối với động cơ trong mạng lưới điện. Dòng điện chạy qua động cơ quá lớn dễ gây ra tình trạng hư hỏng thiết bị điện được kết nối khác.
2. Vai trò của thiết bị khởi động cơ
Thiết bị khởi động động cơ có một số vai trò cơ bản như sau:
- Đảm bảo an toàn cho động cơ khi khởi động hoặc tạm dừng
Cấu tạo của Motor Starter có bộ phận công tắc điện tự động, chuyên đảm nhận việc bật/tắt nguồn điện của động cơ khởi động. Với tính năng này, bộ khởi động động cơ dễ dàng điều khiển một mạch điện từ xa có phụ tải lên đến 500V và dòng điện lên đến 600A.
- Bảo vệ động cơ khi xảy ra các sự cố về điện.
Khi dòng mạch điện trở nên quá dòng hay xuất hiện tình trạng điện áp thấp bất ngờ, thiết bị khởi động động cơ sẽ giới hạn dòng điện ở mức ban đầu. Đến khi dòng điện đã đạt mức hoạt động nhất định, thiết bị sẽ kết nối chúng đến với động cơ như bình thường. Vì vậy, thiết bị khởi động động cơ có thể giúp bảo vệ máy móc rất hiệu quả.
Vai trò chính của thiết bị khởi động động cơ
3. Phân loại thiết bị khởi động động cơ
Thiết bị khởi động động cơ là một trong những thiết bị tự động hóa với nhiều chức năng hữu ích được ứng dụng trong đời sống thực tế. Thiết bị này được phân loại thành các dòng khác nhau, bao gồm:
- Thiết bị khởi động động cơ không đảo chiều (không vỏ): Phù hợp để bảo vệ chống cháy hỏng và dễ dàng chuyển mạch khi khởi động, tạm dừng động cơ. Sản phẩm này có nhiều mẫu mã bán trên thị trường, đạt tiêu chuẩn Nhật Bản và quốc tế.
- Bộ khởi động động cơ đảo chiều (có vỏ): Dễ sử dụng cho các động cơ xoay chiều về phía trước hoặc các dây chuyền băng tải. Thiết bị ứng dụng các mặt khóa liên động cơ học để đảm bảo độ an toàn.
- Khởi động động cơ có chốt cơ học: Duy trì sự tiếp tục của dòng điện khi bị cắt nguồn. Thiết bị này phù hợp cho các bảng phân phối, mạch bộ nhớ cho hệ thống lõi của tòa nhà, công trình lớn có mạng điện phức tạp.
- Thiết bị khởi động động cơ (mở chậm): Xả tụ trong khi mất điện tạm thời và giữ dòng điện chạy trong vòng từ 1 đến 4 giây, dễ dàng điều khiển tải tiếp khi nguồn điện được cung cấp trở lại.
- Bộ khởi động cho động cơ có bọc kín: Chức năng chính là phòng chống điện giật và tích tụ bụi. Đồng thời, thiết bị có nút tắt bật, giúp người dùng dễ dàng điều khiển và sử dụng.
- Khởi động (có relay): Bảo vệ những động cơ có thời gian khởi động lâu và công suất nhiệt thấp không bị hỏng khi vận hành đột ngột.
- Thiết bị khởi động động cơ mềm (soft starter): Đây giải pháp tối ưu nhất cho các động cơ có công suất từ 22K trở lên.
4. Giới thiệu một số thiết bị khởi động động cơ
Hiện nay, các thiết bị khởi động động cơ xuất hiện trên thị trường với nhiều mức giá, mẫu mã và tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, xét về tính năng, các loại thiết bị này có nhiều điểm tương đồng. Sau đây là một số thiết bị khởi động động cơ phổ biến:
- Biến tần
Biến tần hay còn gọi là Inverter, là thiết bị điện tử có tác dụng đổi năng lượng điện từ dòng điện một chiều hoặc xoay chiều ở cấu hình tần số này thành dòng điện xoay chiều có cấu hình tần số và pha khác. Thiết bị giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh tần số và thay đổi tốc độ quay của động cơ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Biến tần CHINT là một trong những thiết bị khởi động động cơ
- Bộ điều khiển động cơ
Bộ điều khiển động cơ là thiết bị phục vụ điều chỉnh một cách xác định trước hiệu suất của động cơ, bao gồm phương tiện thủ công truyền thống hoặc hệ thống tự động hóa để khởi động và dừng động cơ.
- Khởi động mềm
Khởi động mềm là thiết bị được sử dụng để hỗ trợ quá trình khởi động của động điện xoay chiều, bảo vệ động cơ trước các tác động đột ngột khi khởi động và tránh sụt điện áp mạng lưới khi tăng cường độ điện vào hệ thống.
Thiết bị khởi động động cơ mềm CHINT
- Khởi động từ Contractor
Khởi động từ Contactor là khí cụ điện hạ áp. Thiết bị này có nhiệm vụ đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực theo điều khiển. Nhờ tính năng tự động hóa, người dùng có thể dễ dàng điều khiển các thiết bị từ xa như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,… thông qua một nút nhấn. Khởi động từ Chint là một trong những thiết bị điện phù hợp nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt cho mạng điện gia đình.
Khởi động từ CHINT được nhiều khách hàng lựa chọn
- Motor CB
Motor CB có vai trò chuyên dụng là bảo vệ động cơ điện khi hoạt động. Thiết bị được dùng để điều khiển các thiết bị cơ khí với tần số mạch động cơ dao động từ 50Hz và 60Hz. Khi vận hành, Motor CB sẽ cung cấp nguồn điện an toàn phù hợp chạy qua động cơ.
- Relay nhiệt
Relay nhiệt có tên gọi khác là Rơle nhiệt. Đây là một thiết bị không thể thiếu của hệ thống khởi động bằng động cơ điện. Relay nhiệt được dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi tình trạng quá tải và thường được lắp đặt cùng với khởi động từ contactor. Chức năng chính của Relay nhiệt là tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn nhiệt trong cấu tạo của các thanh kim loại.
Thiết bị rơ le nhiệt của CHINT
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ nội dung về chủ đề thiết bị khởi động động cơ trong mạng lưới điện. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để lựa chọn được hệ thống khởi động động cơ điện phù hợp với nhu cầu cá nhân.
Nếu như bạn đang phân vân về đơn vị cung cấp thiết bị điện tử an toàn, mức giá hợp lý, dễ dàng sử dụng, hãy lựa chọn ngay CHINT Global Việt Nam. Đây sẽ là đơn vị đồng hành uy tín, mang đến những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng và tài chính của bạn.
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: service.vn@chintglobal.com
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM