Điện năng tiêu thụ là chủ đề quan trọng không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn cả với các doanh nghiệp. Hiểu về điện năng giúp người tiêu dùng, doanh nghiệp biết cách tối ưu nguồn năng lượng và tối ưu chi phí hiệu quả.
Bài viết sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về mức độ tiêu thụ điện năng hiện tại và tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu tiêu thụ không cần thiết. Cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bài viết liên quan:
Điện năng tiêu thụ mỗi ngày cho các hoạt động trong gia đình đến sản xuất
1. Định nghĩa điện năng tiêu thụ
Điện năng tiêu thụ là gì? Điện năng tiêu thụ là lượng điện năng được sử dụng bởi các thiết bị điện trong một khoảng thời gian nhất định. Đơn vị đo lường điện năng tiêu thụ là kilowatt giờ (kWh).
2. Công thức tính điện năng tiêu thụ của thiết bị điện
2.1. Công thức tính điện năng tiêu thụ
Để biết cách tính điện năng tiêu thụ trong 1 ngày của thiết bị điện bất kỳ, doanh nghiệp cần xác định công suất của thiết bị. Khi đó, cách tính điện như sau:
Lượng điện năng tiêu thụ (A – kWh) = Công suất thiết bị (P – kW) * Thời gian sử dụng (t – giờ)
Ví dụ: Một chiếc tivi rộng 14 inch có công suất 40W, mỗi ngày sử dụng chiếu sáng 10h. Áp dụng công thức tính điện năng tiêu thụ và tính được tổng số giờ tivi tiêu thụ điện trong 1 tháng t=10×30=300 (h). Công suất của tivi P=40/1000=0.04 (kW). Tổng điện năng đã tiêu thụ của tivi trong một tháng là:
A=300×0.04=12 (kWh)
2.2. Cách kiểm tra công suất của thiết bị điện
Có nhiều cách để kiểm tra công suất của thiết bị điện, tùy thuộc vào loại thiết bị và dụng cụ đo có sẵn. Một số cách đơn giản nhất như sau:
- Cách 1: Xem nhãn hiệu hoặc hướng dẫn sử dụng của thiết bị là cách nhanh nhất và chính xác nhất để biết được công suất của thiết bị điện. Doanh nghiệp chỉ cần tìm kiếm thông tin về công suất trên nhãn hiệu hoặc hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Thông thường, công suất được ghi bằng đơn vị W (watt) hoặc kW (kilowatt).
- Cách 2: Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo công suất cũng là cách đo lượng điện tiêu thụ phù hợp cho các thiết bị điện có dòng điện xoay chiều như quạt, máy giặt, máy sấy,… Doanh nghiệp cần có một đồng hồ vạn năng có chức năng đo công suất (power meter) và biết cách sử dụng nó.
- Cách 3: Dùng đồng hồ đo điện là cách thích hợp cho các thiết bị điện có dòng điện một chiều như pin, bóng đèn LED, máy tính,… Doanh nghiệp cần có một đồng hồ đo điện có chức năng đo điện áp (voltmeter) và dòng điện (ammeter).
2.3. Cách tính giá điện sinh hoạt cho gia đình
Theo quy định của Bộ Công Thương, giá bán lẻ điện sinh hoạt được tính theo 6 bậc thang, tùy thuộc vào lượng điện tiêu thụ hàng tháng của mỗi hộ. Công thức tính giá điện sinh hoạt như sau:
Tiền điện bậc X = Số (kWh) áp dụng giá điện bậc X * Giá điện theo bậc X
Trong đó:
- Giá điện theo bậc được quy định bởi Bộ Công Thương.
Dưới đây là bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt mới nhất như sau:
Bậc thang | Điện năng tiêu thụ (kWh/tháng) | Giá bán (đồng/kWh) |
Bậc 1 | Từ 0 – 50 | 1.728 |
Bậc 2 | Trên 50 – 100 | 1.786 |
Bậc 3 | Trên 100 – 200 | 2.074 |
Bậc 4 | Trên 200 – 300 | 2.612 |
Bậc 5 | Trên 300 – 400 | 2.919 |
Bậc 6 | Trên 400 | 3.015 |
Ví dụ: Gia đình sử dụng trong tháng này hết 100 kWh. Với tổng số điện này, sẽ phải trả tiền theo các bậc sau:
- Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50, giá bán là 1.728 đồng/kWh.
- Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100, giá bán là 1.786 đồng/kWh.
Như vậy, gia đình sẽ phải trả tiền theo công thức sau:
- Tiền điện bậc 1 (50 số) = 50 x 1.728 = 86.400 đồng
- Tiền điện bậc 2 (50 số) = 50 x 1.789 = 89.450 đồng
Tổng tiền điện = (Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2) x 108% (8% thuế VAT) = (83.900 + 86.700) x 108% = 189.918 đồng.
3. Làm sao để tiết kiệm điện năng tiêu thụ?
Làm sao để tiết kiệm điện năng tiêu thụ vẫn là điều khiến doanh nghiệp quan tâm và chú trọng. Cùng điểm qua 3 cách đơn giản để có thể tiết kiệm điện năng hiệu quả.
3.1. Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện
Việc chọn mua các thiết bị điện có nhãn xác nhận là sản phẩm tiết kiệm điện như công nghệ Inverter, đèn LED, đèn huỳnh quang,… là cách để tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Các thiết bị này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều điện năng hơn so với các thiết bị thông thường.
Doanh nghiệp cũng nên chọn các thiết bị thông minh giúp tiết kiệm và kiểm soát điện năng tốt như công tắc thông minh, ổ cắm thông minh, máy lạnh cảm biến,… và sử dụng các thiết bị đóng cắt điện để đảm bảo dòng điện hoạt động ổn định, an toàn.
Trong đó, thiết bị đóng cắt tự động CHINT có chức năng bảo vệ hệ thống điện khỏi quá tải và ngắn mạch, ngăn ngừa hư hỏng, cháy nổ thiết bị. Hiện CHINT cung cấp đa dạng các thiết bị đóng cắt gồm MCCB, RCCB, RCBO và MCB, thiết bị máy cắt không khí (ACB), contactor (khởi động từ) và rơ le nhiệt… phù hợp cho hộ gia đình, tòa nhà, nhà máy, khu công nghiệp…
>> Xem thêm: Thông Tin Từ A – Z Về Thiết Bị Đóng Cắt
Thiết bị đóng cắt điện tự động CHINT giúp bảo vệ an toàn cho người sử dụng và hệ thống điện
3.2. Ngắt điện khi không sử dụng
Việc tắt hoặc rút điện khi không có nhu cầu sử dụng thiết bị cũng là một cách khá đơn giản để tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ. Nhiều người cho rằng khi không hoạt động, các thiết bị sẽ không gây hao tổn điện năng. Tuy nhiên, thiết bị vẫn đang lãng phí hàng ngày lượng lớn năng lượng dù không dùng đến khi cắm vào ổ điện. Do đó, doanh nghiệp cũng không nên để thiết bị điện ở trạng thái chờ vì cách làm này vẫn làm tiêu tốn 10% trong tổng lượng điện tiêu thụ.
3.3. Thường xuyên vệ sinh và bảo trì thiết bị điện
Bị bám quá nhiều bụi khiến các thiết bị điện phải tăng công suất hoạt động, gây lãng phí điện. Doanh nghiệp nên thường xuyên vệ sinh các thiết bị điện cũng như kiểm tra hệ thống điện định kỳ, hạn chế các rủi ro xảy ra và tối ưu điện năng tiêu thụ.
Thường xuyên bảo trì các thiết bị điện để lượng điện năng tiêu thụ hiệu quả
4. CHINT cung cấp giải pháp thiết bị điện an toàn, tiết kiệm điện năng
CHINT là thương hiệu toàn cầu về giải pháp năng lượng thông minh. CHINT cung cấp đa dạng các thiết bị điện cho mọi ngành công nghiệp, từ thiết bị điện hạ thế, thiết bị truyền tải và phân phối điện, thiết bị đo điện năng tiêu thụ, cho đến các giải pháp năng lượng xanh và nhà thông minh. Các sản phẩm của CHINT đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được dán tem nhãn và có giấy tờ chứng minh, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao của EVN.
Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về điện năng tiêu thụ và một số biện pháp tiết kiệm điện năng. Nếu doanh nghiệp cần tư vấn chi tiết về các giải pháp năng lượng, liên hệ ngay với CHINT để được tư vấn và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. Theo dõi website CHINT để cập nhật thông tin mới nhất về ngành điện và năng lượng.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: service.vn@chintglobal.com
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM