Tất Tần Tật Thông Tin Về Thiết Bị RCBO

RCBO là một trong những thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhằm bảo vệ hệ thống điện hiệu quả. Với thiết bị này, hệ thống mạch điện và người dùng sẽ tránh được các nguy cơ bị giật điện, cháy nổ khi có sự cố xảy ra. Vậy RCBO là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và vai trò cụ thể như thế nào? Hãy cùng CHINT tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Bài viết liên quan: 

Thông tin cần biết về rcbo

Tất cả thông tin về RCBO

1. Định nghĩa về RCBO

RCBO là gì ? là một trong những thắc mắc phổ biến của rất nhiều khách hàng. Thực tế, RCBO (viết tắt của Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection) là thiết bị ngắt mạch dự phòng, còn được gọi với các tên khác là cầu dao chống rò, hay aptomat chống rò,… Thiết bị này giúp đảm bảo an toàn cho mạch điện trong các hệ thống công trình.

Thực chất, RCBO là một cảm biến dòng điện có khả năng tự động ngắt mạch và đo lường dòng điện khi xảy ra sự cố trong mạch kết nối. Với mục tiêu bảo vệ an toàn tối đa cho hệ thống điện, thiết bị này phải được công nhận và kiểm tra chất lượng bởi Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) trước khi ra mắt và bày bán trên thị trường. 

2. Chức năng chính và cấu tạo của RCBO

Chức năng chính

Như vậy, sau khi hiểu được RCBO là gì, bạn có thắc mắc về chức năng, cấu tạo và cách mà thiết bị này hoạt động không? Theo đó, RCBO được thiết kế với hai mục tiêu chính là:

Ngắt mạch tự động khi có sự cố xảy ra: RCBO sẽ giúp phát hiện kịp thời các tình trạng điện áp quá tải, dòng rò,… để khắc phục các hiện tượng chạm chập nguy hiểm. Nhờ đó, tránh được các nguy cơ cháy nổ, giật điện, gây mất an toàn và bảo vệ tài sản, người dùng tốt hơn.

Đảm bảo mạch điện luôn hoạt động an toàn: Bất cứ khi nào phát hiện các tình trạng mất cân bằng điện, RCBO sẽ ngay lập tức ngắt mạch. Do đó, thiết bị này được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nhằm bảo vệ ngắn mạch và chống dòng rò hiệu quả.

Cấu tạo

RCBO có thể coi là sự kết hợp của MCB và RCCB, với cấu tạo gồm các thành phần chính là:

  • ARC divider: Buồng dập hồ quang gồm 2 loại: hồ quang kiểu nửa kín và hồ quang kiểu hở.
  • RCD circuit board: Tác dụng tự động ngắt mạch điện khi có sự cố. 
  • Thermal Overload detection: Giúp phát hiện tình trạng quá tải nhiệt.
  • Manual switch: Nút đóng/mở thủ công.
  • RCD test button: Nút kiểm tra RCD.
  • Short circuit detection coil: Cuộn dây giúp phát hiện ngắn mạch.
  • RCD toroid: Cảm nhận dòng rò bên trong RCD 
  • ARC chute: Máng dập hồ quang.

3. Nguyên lý làm việc của RCBO 

Nguyên lý hoạt động của RCBO dựa trên việc so sánh dòng điện vào và ra trong mạch. Theo đó, dòng điện vào phải bằng với dòng điện ra trong một mạch điện. Khi có sự chênh lệch giữa hai dòng điện này (Residual Current – Dòng rò), RCBO sẽ tự động ngắt mạch để tránh các nguy cơ giật điện hoặc cháy nổ, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện và người sử dụng.

4. Điểm danh các loại RCBO hiện nay

Dựa trên, chức năng và nguyên lý hoạt động, RCBO hiện được chia thành các loại khác nhau, bao gồm:

  • Loại S: Bảo vệ dòng rò kết hợp bộ bảo vệ thời gian trễ sử dụng cho hệ thống điện AC dạng sin. Bạn có thể lắp đặt loại này trước RCB loại AC nhằm tăng sự lựa chọn. Lưu ý, thiết bị này không được dùng cho bảo vệ bổ sung.
  • Loại AC: Bảo vệ dòng rò kết hợp hoạt động tức thời sử dụng cho hệ thống điện AC dạng sin.
  • Loại A: Bảo vệ thiết bị có dòng điện DC với dòng rò có thể lên tới 6mA và các thiết bị sử dụng mạng AC thông thường.
  • Loại F: Sử dụng cho các thiết bị và đồ dùng có bộ điều khiển tần số như máy rửa chén, máy giặt và điều hòa có biến tần
  • Loại B: Sử dụng cho các thiết bị ba pha và một pha như thang cuốn, thang máy, hệ thống điện mặt trời, thiết bị hàn và biến tần.

sử dụng rcbo chint

Các loại RCBO CHINT trên thị trường

5. Ưu điểm của RCBO là gì?

  • Tích hợp nhiều chức năng trong một thiết bị: Trước đây, để bảo vệ mạch điện, người ta cần phải lắp đặt cả cầu dao ngắt mạch nhỏ (MCB) và thiết bị dòng rò vào tủ điện. Tuy nhiên, không gian trong tủ thường hạn chế và việc lắp đặt hai thiết bị này riêng biệt cũng tương đối khó khăn. Do đó, RCBO được phát triển và tích hợp được chức năng của cả hai thiết bị này..
  • Kích thước nhỏ gọn: Dễ dàng lắp đặt trong không gian hạn chế, thời gian lắp đặt cũng rất nhanh chóng. 
  • Khả năng chuyển mạch cao: Khả năng chuyển mạch của RCBO được đánh giá cao hơn nhiều so với một số loại cầu dao khác.

6. Sự khác biệt giữa MCB và RCBO là gì? 

RCCB và RCBO đều là hai thiết bị có chức năng bảo vệ quá dòng điện, đảm bảo an toàn tài sản và người dùng. Nhưng hai thiết bị này có nhiều điểm khác biệt đáng kể. Cụ thể:

Sự khác biệt MCB RCBO
Bảo vệ chạm đất (Earth Fault Protection) Không. Chỉ bảo vệ quá dòng và ngắn mạch Có. Bảo vệ quá dòng, ngắn mạch và đoản mạch.
Ngắt mạch trong khi giật điện (Protection Against Electric Shocks) Không Có. RCBO có thể giúp bảo vệ người dùng khỏi bị điện giật.
Thiết kế  Chỉ theo dõi dòng điện qua đường dây. Theo dõi cả dòng điện qua đường dây và dòng hồi lưu ở đường dây trung tính
Ứng dụng  Thường dùng để bảo vệ các mạch điện như máy điều hòa, đèn chiếu sáng, và các thiết bị khác Dùng để bảo vệ các mạch điện và người dùng khỏi quá dòng, ngắn mạch, và giật điện, phù hợp cho các thiết bị gặp tiếp xúc trực tiếp với nước và các mạch điện tiềm ẩn nguy cơ giật điện.

Với sự khác biệt này nên RCBO thường được ưa chuộng hơn MCB trong các trường hợp cần bảo vệ khỏi nguy cơ giật điện và dòng rò. Trong khi đó, MCB thích hợp cho các mạch điện thông thường không đòi hỏi bảo vệ chạm đất hay giảm nguy cơ ngắn mạch.

so sánh mcb và rcbo

Sự khác biệt giữa MCB và RCBO

7. Sự khác biệt giữa RCBO và RCCB là gì?

RCCB và RCBO là hai thiết bị điện được sử dụng trong hệ thống điện hạ thế. Hiện nay, chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình như nhà ở, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện hay sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ nói riêng về chức năng thì cả hai đã có rất nhiều điểm khác biệt như sau:

  • RCCB: Thiết bị này tập trung vào việc bảo vệ khỏi dòng rò và giúp ngăn chặn các nguy cơ giật điện. Tuy nhiên, để bảo vệ khỏi ngắn mạch và quá tải, cần phải lắp thêm một MCB khác.
  • RCBO: Được coi là phiên bản nâng cấp hơn của RCCB. Ngoài việc bảo vệ khỏi dòng rò và giật điện, RCBO còn tích hợp chức năng tự động ngắt khi có quá tải và ngắn mạch. Từ đó bảo vệ tốt hơn cho hệ thống điện. Hơn nữa, RCBO không cần sự hỗ trợ từ MCB. Với khả năng linh hoạt này nên RCBO thường được ưa chuộng hơn trong việc bảo vệ hệ thống điện.

so sánh rcbo và rccb

Sự khác nhau giữa RCBO và RCCB

8. Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng RCBO

Đây là một thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mạch điện. Do đó, bạn nên mua sản phẩm từ các thương hiệu uy tín và đáng tin cậy như RCBO CHINT để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Lắp đặt thiết bị đúng vị trí, tránh những nơi có độ ẩm cao hoặc gần nơi đặt các máy móc như máy nước nóng, máy giặt, máy bơm chìm,… Thay vào đó, nên lắp đặt ở nơi khô thoáng, không có tình trạng đọng nước. Nếu replay tự động ngắt nguồn điện do rò rỉ nước trong ngày độ ẩm cao, bạn cần chờ cho không khí trở lại khô ráo mới khôi phục nguồn điện.

Giá RCBO cũng là một vấn đề hết sức quan trọng khi mua và sử dụng thiết bị này. Tuỳ vào thương hiệu, cấu tạo và chức năng từng loại mà nó sẽ có các khoảng giá khác nhau. Bạn nên lựa chọn sản phẩm có khoảng giá phù hợp, không được quá rẻ so với thị trường. 

Trước khi đưa vào sử dụng, bạn cần phải thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm. Ngoài ra cũng cần phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần để đảm bảo hoạt động nhất.

sử dụng rcbo trong hệ thống điện

Cần lưu ý khi sử dụng RCBO trong hệ thống điện 

RCBO là thiết bị kết hợp giữa RCB và MCB, với tác dụng bảo vệ hệ thống mạch điện và người dùng khỏi các tai nạn điện. Hy vọng thông qua bài viết RCBO trên đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại thiết bị quan trọng này, từ đó, có lựa chọn phù hợp hơn. Sản phẩm của CHINT được thiết kế để phục vụ thị trường toàn cầu với khả năng hoạt động tối đa, đảm bảo an toàn và hiệu suất cho hệ thống điện. Liên hệ nếu bạn cần tư vấn các giải pháp năng lượng cho dự án của bạn. 

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam

---------------------------------

CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: [email protected]

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Related Posts

Hotline kỹ thuật: 0332587777