Những thiết bị bảo vệ điện được tin dùng

Các thiết bị bảo vệ điện mang lại những lợi ích vô cùng to lớn, phần lớn những thiết bị này có khả năng điều khiển và đóng tắt nguồn điện, tính cảm biến cao. Đặc biệt là một số những thiết bị chất lượng có thể ngăn chặn được tình trạng cháy nổ, chập điện.

Để đảm bảo sự an toàn đối với người tiêu dùng khi sử dụng nguồn điện, CHINT Việt Nam xin chia sẻ đến các bạn những thiết bị giúp bảo vệ điện đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Hãy cùng theo chân CHINT để tìm hiểu kỹ hơn và có cái nhìn bao quát về loại thiết bị này nhé!

Bài viết liên quan:

cung-chint-global-tim-hieu-ve-cac-thiet-bi-bao-ve-dien-pho-bien-hien-nay-chint-global

Cùng CHINT Việt Nam tìm hiểu về các thiết bị bảo vệ điện phổ biến hiện nay

1. Thiết bị bảo vệ điện là gì?

Thiết bị bảo vệ điện được xem là thiết bị giúp gửi tín hiệu nhằm ngắt nguồn điện khi có sự cố xảy ra. Thiết bị này giữ vai trò quan trọng trong hệ thống điện nói chung. Thông thường, các thiết bị sử dụng điện sẽ phải kết nối với nguồn điện chính của hệ thống thì mới có thể hoạt động được. Chính vì thế, thiết bị này sẽ làm giảm đi xác suất xảy ra các vấn đề và các sự cố do điện gây ra. 

Thiết bị bảo vệ nguồn điện sẽ làm hạn chế nguồn điện phóng ra ngoài, hay nói cách khác là không làm rò rỉ điện ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Thiết bị bảo vệ điện được sử dụng trong lĩnh vực điện dân dụng và điện công nghiệp nên sẽ có những kích thước khác nhau.

Ngoài ra nó còn có khả năng tự động ngắt dòng điện khi các thiết bị xảy ra hiện tượng quá tải điện áp, trong trường hợp đó thiết bị sẽ hoạt động hết công suất để dập tắt ngay những sự cố sắp xảy do đó các bạn hãy yên tâm khi mua và sử dụng các loại thiết bị này.

an-toan-hon-voi-thiet-bi-bao-ve-dien-chat-luong-chint-global

An toàn hơn với thiết bị bảo vệ điện chất lượng

2. Vì sao cần dùng thiết bị bảo vệ điện?

Với tác dụng tự động đóng tắt nguồn điện khi phát hiện hệ thống đường dây điện có sự cố xảy ra hoặc do tình trạng quá tải khi sử dụng. Chính vì thế, thiết bị tự động ngắt dòng điện được sử dụng phổ biến tại hầu hết các gia đình hiện nay. Việc sử dụng các thiết bị này giúp cho gia đình tránh gặp phải tình trạng cháy nổ hệ thống đường dây điện, đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Khi sử dụng các thiết bị bảo vệ này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sự an toàn cho các hệ thống điện trong gia đình. Do nhu cầu sử dụng điện nhằm phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt đang càng tăng cao, nên các thiết bị điện gặp phải tình trạng quá tải. 

Vì thế nếu không sử dụng các thiết bị này thì việc bảo vệ các thiết bị điện của gia đình tránh gặp phải tình trạng bị hư hỏng là điều khó tránh khỏi. Vì vậy để đảm bảo mức độ an toàn và hạn chế rủi ro thì bạn nên lựa chọn thiết bị bảo vệ điện chất lượng và uy tín trên thị trường.

3. Một số thiết bị bảo vệ điện được sử dụng phổ biến

Khi đề cập đến hệ thống điện dân dụng, chắc hẳn rằng, hai loại thiết bị nhằm để bảo vệ mạch điện bao gồm cầu chì và aptomat đã quá quen thuộc với người sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh hai thiết bị này, hãy cùng CHINT điểm qua thêm một số loại thiết bị hữu ích như contactor, rơle thời gian, relay nhiệt, và thiết bị bảo vệ mất pha.

thiet-bi-bao-ve-dien-giup-dong-tat-nguon-dien-khi-co-su-co-xay-ra-chint-global

Thiết bị bảo vệ điện giúp đóng tắt nguồn điện khi có sự cố xảy ra

3.1. Cầu Chì – Thiết bị để bảo vệ các mạch điện phổ biến

Không còn xa lạ trên thị trường điện hiện nay, cầu chì chính là loại thiết bị được sử dụng nhiều nhất trong dòng điện dân dụng. Trong quá trình hoạt động, cầu chì sẽ có khả năng xảy ra các hiện tượng như cháy nổ, với mục đích nhằm bảo vệ cho mạch điện và đồ dùng điện an toàn.

Về nguyên lý hoạt động, trong trường hợp xảy ra sự cố khi điện quá tải, hay khi mạch điện ngắn có nguy cơ làm dòng điện tăng lên, gây nên hiện tượng điện áp tăng vượt mức quy định, cầu chì sẽ nổ. Điều này đồng nghĩa với việc mạch điện sẽ bị ngắt, giúp mạch điện được bảo vệ. Sau khi sửa chữa xong các sự cố về điện, ta cần sử dụng các cầu chì khác để thay thế.

Loại thiết bị bảo vệ mạng điện trong nhà này có thể được đặt ở đằng sau nguồn điện tổng, hoặc đằng trước những bộ phận khác của mạch điện. Có thể dễ dàng thấy rằng, cầu chì được cấu tạo từ 3 thành phần chính:

  • Vỏ: có thể được làm từ sứ hoặc thủy tinh .
  • Dây dẫn điện: bao gồm hai đầu dây dẫn, được nối với nhau bằng một dây nối trong mạch điện.
  • Cực giữ dây chảy: đây cũng chính là bộ phận quan trọng nhất của cầu chì. Có thể lựa chọn dây chảy theo dòng điện định mức.

3.2. Aptomat – Thiết bị giúp bảo vệ các mạch điện tự động 

Cầu dao tự động (aptomat) là sự kết hợp hoàn hảo của cầu dao và cầu chì. Cũng tương tự như cầu chì, khi xảy ra sự cố điện như quá tải hoặc ngắn mạch, aptomat sẽ tự động đóng và cắt mạch điện để bảo vệ các hệ thống điện. Sau khi dòng điện được sửa chữa, aptomat sẽ có chức năng như một loại cầu dao.

aptomat-chint

Aptomat đến từ nhà CHINT được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại

Thiết bị bảo vệ mạch điện này được phân loại dựa trên chức năng, cấu tạo, khả năng chỉnh dòng và dòng cắt ngắn mạch. Ngoài ra, aptomat còn được thiết kế thêm một vài tính năng như chống rò và chống giật, giúp cách ly và bảo vệ điện tốt hơn.

Về cấu tạo, aptomat gồm bốn bộ phận chính: 

  • Tiếp điểm: có một tiếp điểm chính trong số từ hai đến ba tiếp điểm.
  • Hộp dập hồ quang: gồm hai kiểu phổ biến là kiểu chính và kiểu hở.
  • Cơ cấu chuyển động cắt: bằng cơ điện hoặc bằng tay.
  • Móc bảo vệ.

3.3. Contactor – khởi động từ

Contactor là một trong các thiết bị điều khiển mạch điện đóng vai trò quan trọng trong việc đóng cắt mạch điện động lực trong công nghiệp hay các ngành tự động hóa. Loại khí cụ điện áp này giúp điều khiển các loại thiết bị điện như động cơ, tụ bù, và hệ thống chiếu sáng. Contactor có thể điều khiển được bằng tay, từ xa hoặc tự động.

Được ứng dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay, cho nên contactor cũng được phân loại theo nhiều cách khác nhau, để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Có thể kể đến một số cách thức phân loại như: kết cấu, số cực, dạng dòng điện, dòng điện định mức, nguyên lý truyền động, điện áp cuộn hút và cấp điện áp.

Contactor gồm các bộ phận chính:

  • Nam châm điện: bao gồm lõi sắt, lò xo, cuộn dây.
  • Hệ thống tiếp điểm: bao gồm hai loại tiếp điểm chính và phụ.

3.4. Relay nhiệt – Thiết bị bảo vệ thiết bị điện thông dụng

Relay nhiệt hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc hơn là Rơ le nhiệt, thiết bị này được xem là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực điện, đặc biệt là tình trạng dòng điện quá tải. Thiết bị này có thể tự động đóng, tắt nguồn điện và ngắt mạch điện khi cảm biến được lượng điện đang ở mức quá tải.

Cấu tạo của relay nhiệt gồm bộ phận tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường mở, đòn bẩy, dây đốt nóng, thanh lưỡng kim, cần gạt và một số bộ phận khác. Trong lĩnh vực công nghiệp, relay nhiệt thường được lắp đặt cùng với khởi động từ. 

Như đã được biết, đây là loại thiết bị bảo vệ điện nên nó có tác dụng bảo vệ dòng điện không bị quá tải hoặc chập mạch do nguồn điện tăng lên đột ngột. Relay nhiệt cùng là loại thiết bị được sử dụng phổ biến trong gia đình, bạn sẽ thường thấy chúng xuất hiện trong các thiết bị như máy điều hòa, lò vi sóng,…

relay-nhiet-la-thiet-bi-bao-ve-dien-co-the-su-dung-cho-ca-linh-vuc-dien-gia-dung-chint

Relay nhiệt là thiết bị bảo vệ điện có thể sử dụng cho cả lĩnh vực điện gia dụng

Người ta thường dựa vào 3 tiêu chí sau đây để phân loại relay nhiệt: Đầu tiên chính là dựa vào phương thức đốt nóng, dựa theo tiêu chuẩn này người ta sẽ chia relay thành 3 loại khác nhau chính là relay đốt nóng gian tiếp, relay đốt nóng trực tiếp và relay được đốt nóng hỗn hợp.

Tiêu chuẩn thứ 2 chính là dựa theo kết cấu của từng loại relay ví dụ như relay kiểu kín và relay kiểu hở. Và tiêu chuẩn thứ 3 để phân loại relay chính là dựa vào yêu cầu sử dụng của từng cá nhân mà người dùng sẽ lựa chọn relay nhiệt 1 cực hoặc relay nhiệt 2 cực.

3.5. Rơle thời gian

Bộ định thời hay còn gọi là Rơ le thời gian là một trong số những thiết bị bảo vệ điện được nhiều người biết đến hiện nay. Đây là công cụ giúp tạo ra thời gian thông qua bộ dụng cụ gọi là mạch điện tử, công cụ này dùng để điều khiển những tiếp điểm relay. 

Về cấu tạo thì bộ đình thời sẽ bao gồm mạch từ của nam châm, bộ định thời gian, vỏ bảo chân tiếp điểm và hệ thống tiếp điểm giúp chịu được dòng điện áp 5V. Rơ le thời gian có tác dụng giúp ngăn cản dòng điện khi không sử dụng để hạn chế lãng phí nguồn năng lượng điện.

Rơ le thời gian được phân loại theo 2 cách là nguyên tắc làm việc và độ trễ. Đầu tiên khi phân loại theo nguyên tắc làm việc, rơ le thời gian sẽ được chia thành 4 loại đó là thời gian điện tử, thời gian điện từ, thời gian điện và giảm chấn khí. Các loại rơ le sẽ hoạt động theo những nguyên tắc khác nhau nhằm giảm tốc độ và điều khiển nguồn điện.

Phân loại theo độ trễ sẽ có 2 loại rơ le được sử dụng phổ biến đó chính là On delay và Off delay. Về nguyên lý hoạt động của On delay sẽ dựa trên bộ đếm thời gian mà người dùng đặt trước, dựa trên bộ phận này bộ hẹn giờ sẽ điều chỉnh và thay đổi trạng thái hoạt động. Trong trường hợp ngừng cấp nguồn điện vào thiết bị thì bộ đếm thời gian tích lũy sẽ trở về số 0.

Đối với nguyên lý hoạt động của Off delay sẽ dựa trên bộ hẹn giờ được cấp điện, lúc này các tiếp điểm trong thiết bị sẽ thay đổi trạng thái. Ngược lại khi ngừng cấp điện thì các tiếp điểm sẽ quay về trạng thái ban đầu.

3.6. Thiết bị bảo vệ mất pha trong mạch điện

Thiết bị bảo vệ mất pha trong mạch điện có công dụng đúng như tên gọi của nó. Đây là thiết bị dùng để bảo vệ mất pha cho tải 3 pha hay các động cơ 3 pha bị kích hoạt nhầm nút khởi chạy. Các sự cố mất pha sẽ khiến cho động cơ bị cháy nếu không được phát hiện kịp thời. Chính vì thế thiết bị này có chức năng giám sát và phát hiện sự cố khi thiết bị gặp vấn đề.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị bảo vệ mất pha trong mạch điện sẽ được hoạt động khi các pha được lắp đặt đúng theo thứ tự chính xác. Khi được lắp đủ pha thì đầu relay sẽ đóng lại khi cảm biến được thiết bị gặp sự cố, lúc này dòng điện sẽ được tự động ngắt để bảo vệ khỏi việc cháy nổ do chập mạch.

Đối với các motor có 3 pha thì thứ tự pha được lắp ráp sẽ thay đổi đồng thời chiều quay cũng sẽ được thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc thiết bị toàn bộ hệ thống sẽ chạy ngược chiều dẫn đến những tổn hại và hư hỏng cho máy. Vì vậy thiết bị bảo vệ mất pha giúp các thiết bị hoạt động đúng cách và bảo vệ hệ thống khỏi các sự cố ngoài ý muốn.

4. Đánh giá từng loại thiết bị điện

4.1. Ưu điểm

Về ưu điểm, hầu hết các loại thiết bị an toàn điện đều được thiết kế đơn giản, giúp người dùng có thể linh hoạt trong từng thao tác. Tuy nhiên, đối với một số loại thiết bị tự động như aptomat, sẽ tùy vào số cực để thiết kế các pha và cực khác nhau.

nhin-chung-cac-thiet-bi-an-toan-dien-co-thiet-ke-kha-don-gian-de-su-dung-chint-global

Nhìn chung các thiết bị an toàn điện có thiết kế khá đơn giản, dễ sử dụng

Tiếp đến, do sở hữu nhiều tính năng ưu việt, nên các sản phẩm được thiết kế đa dạng với nhiều loại mẫu mã, kích thước và công dụng, giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn. Ngoài ra, với giá thành rẻ, sẽ giúp người dùng tiết kiệm được một khoản chi phí.

Bên cạnh đó, các loại thiết bị điện trên được phủ sóng rộng rãi, cho nên nguyên vật liệu để sản xuất hầu hết có ở mọi nơi. Ngoài ra, các sản phẩm đều phù hợp và tương thích với các loại bảng điện, tủ phân phối điện và tủ điều khiển.

4.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm được liệt kê ở phía trên, hãy cùng điểm qua một vài nhược điểm lớn của các thiết bị bảo vệ điện:

  • Cầu chì: không thể tự động đóng mạch, cho nên phải tốn thêm chi phí để thay cái mới mỗi lần cầu chì bị đứt do sự cố điện.
  • Aptomat: giá thành cao.
  • Contactor: tốn chi phí đề đầu tư.
  • Relay nhiệt: không thể bảo vệ một cách toàn diện cho động cơ vì là thiết bị bảo vệ thụ động.
  • Rơle thời gian: phải dự trù thêm thiết bị dự phòng cho các rơ le. Yêu cầu việc vận hành và sửa chữa phải đạt trình độ cao.
  • Thiết bị để bảo vệ mất pha trong mạch điện: mạch điện sẽ trở nên phức tạp hơn khi dùng relay trung gian.

5. CHINT Việt Nam cung cấp thiết bị bảo vệ điện uy tín hàng đầu

Nếu bạn đang có nhu cầu mua các thiết bị bảo vệ các loại mạch điện và thiết bị đóng cắt, hãy liên hệ ngay với CHINT Việt Nam. Là thương hiệu chuyên sản xuất và trực tiếp cung cấp các loại thiết bị điện hạ thế cao cấp như: rayle, cầu dao, biến tần, công tắc ngắt mạch, chuyển mạch,… chúng tôi cam kết sẽ đem đến tay người tiêu dùng những sản phẩm đạt chuẩn.

dong-hanh-cung-chint-global-de-so-huu-thiet-bi-giup-bao-ve-dien-tot-nhat-hien-nay-chint-global

Đồng hành cùng CHINT để sở hữu thiết bị giúp bảo vệ điện tốt nhất hiện nay

Hòa nhập cùng xu thế hội nhập hiện nay, CHINT đã sản xuất ra các giải pháp năng lượng điện thông minh, theo công nghệ kỹ thuật số hiện nay. Thiết bị điện đến từ CHINT chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho các kỹ sư điện, nhà thầu và khách hàng tại Việt Nam.

Chúng tôi tự tin đem đến cho bạn các giải pháp hàng đầu để có thể khắc phục sự cố điện kịp thời. Từ đó, có thể giúp bạn tiết kiệm về mặt tài chính. Không những thế, sản phẩm chất lượng cao và được sử dụng đa lĩnh vực sẽ giúp tiết kiệm được lượng điện năng lớn.

Thiết bị bảo vệ điện mang lại cho khách hàng và các công trình Việt Nam rất nhiều lợi ích, lợi nhuận và sự an toàn từ dân dụng cho đến hiện đại. CHINT đã được rất nhiều đơn vị tin dùng và được bình chọn là thương hiệu hàng đầu thế giới, nhờ vào chất liệu sản phẩm được sản xuất theo quy trình đạt chuẩn quốc tế, cùng giá thành rẻ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được sự lựa chọn chuẩn xác nhất!

Hình ảnh và nội dung bài viết được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam. 

---------------------------------

CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: service.vn@chintglobal.com

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Related Posts

Hotline kỹ thuật: 0332587777