An toàn điện trong xây dựng là vấn đề cần được chú trọng và thực hiện nghiêm ngặt trong quá trình thi công. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động, mà còn liên quan đến chất lượng của công trình, cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Cùng CHINT tìm hiểu và khám phá những quy định về an toàn điện trong ngành xây dựng qua bài viết sau.
Bài viết liên quan:
An toàn điện trong xây dựng cần phải thực hiện nghiêm ngặt trong quá trình thi công công trình
(Nguồn: tradesafe)
1. Thế nào là an toàn điện trong xây dựng?
An toàn điện trong xây dựng là việc áp dụng các biện pháp phòng tránh và xử lý các tình huống nguy hiểm do điện gây ra trong quá trình thi công công trình. Mục đích của việc này nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động, tránh những tổn thương nghiêm trọng như bỏng, giật, tổn thương cơ thể hoặc thậm chí tử vong do sự bất cẩn, thiếu kỹ năng hoặc không tuân thủ các quy định an toàn lao động.
2. Những quy định chung về an toàn điện trong xây dựng
An toàn điện là một vấn đề quan trọng đối với người lao động trong xây dựng. Để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của họ, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy chuẩn quốc gia về an toàn điện trong thi công xây dựng. Một số quy định chính của Thông tư 16/2021/TT-BXD về tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng mới nhất mà các doanh nghiệp cần lưu ý như sau:
- Các công việc liên quan đến hệ thống điện (từ khảo sát, thiết kế, thi công, lắp đặt, thử nghiệm, kiểm định, nghiệm thu, quản lý, sử dụng, vận hành, sửa chữa, bảo trì cho đến tháo dỡ) phải được thực hiện bởi những người có năng lực và chuyên môn theo luật định. Hơn nữa, phải tuân thủ các quy chuẩn quốc gia về an toàn và kỹ thuật điện.
- Thiết bị điện, hệ thống điện phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và điều kiện làm việc. Đồng thời, các thiết bị điện phải có độ bền cơ học cao để chịu được các tác động trong quá trình thi công, lắp đặt và vận hành. Ngoài ra, cần phải được bảo vệ các thiết bị điện khỏi các nguyên nhân gây hư hỏng như nước, bụi, nhiệt độ hoặc hóa chất.
- Thiết bị điện, hệ thống điện phải được thi công, lắp đặt và bảo trì sao cho không gây ra các nguy cơ nguy hiểm do giật điện, cháy nổ từ bên ngoài.
Để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của họ, chúng ta phải tuân thủ các quy chuẩn quốc gia về an toàn điện
(Nguồn: Stock)
3. Các tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng
Để bảo đảm an toàn cho người lao động trong quá trình thi công xây dựng, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện. Các TCVN an toàn điện trong xây dựng được quy định trong các văn bản pháp luật như Thông tư 16/2021/TT-BXD. Các nội dung chính của các quy chuẩn này bao gồm:
3.1 Về tổ chức thi công
Cần phải có sơ đồ mạng điện, cầu dao chung và quản lý chặt chẽ các thiết bị đóng ngắt điện và các đường dây phân đoạn cấp điện cho từng khu vực trên công trình. Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện phải được đào tạo, cấp phép và nắm rõ sơ đồ cung cấp điện tại khu vực được phân công. Nhân viên vận hành các thiết bị điện có điện áp cao cần phải có trình độ bậc 4 an toàn điện trở lên.
Các việc thiết kế, thi công, lắp đặt, thử nghiệm, kiểm định, nghiệm thu, quản lý, sử dụng, vận hành, sửa chữa, bảo trì và tháo dỡ (nếu có) đối với hệ thống điện gọi chung là việc liên quan đến hệ thống điện trong xây dựng. Các việc này cần phải do các tổ chức, cá nhân có năng lực chuyên môn theo quy định của pháp luật thực hiện. Ngoài các tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng, thì các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và kỹ thuật điện cũng cần phải tuân thủ thật nghiêm ngặt.
Việc tổ chức, thi công cũng cần phải chú trọng đến sơ đồ mạng điện, cầu dao chung và quản lý chặt chẽ các thiết bị điện
(Nguồn: Safesite)
3.2 Về sử dụng dụng cụ, thiết bị
Các thiết bị điện, hệ thống điện phải có kích thước, đặc điểm và độ bền phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật và từng điều kiện làm việc. Các dụng cụ, thiết bị điện phải được thi công, lắp đặt và bảo trì để ngăn ngừa được các yếu tố nguy hiểm do giật điện, cháy nổ từ bên ngoài như:
- Dây dẫn phải có vỏ bọc cách điện, được mắc trên cột hoặc giá đỡ ở độ cao an toàn.
- Điện áp đèn chiếu sáng phái lớn hơn 36V và được treo cách mặt sàn thao tác ít nhất là 2,5m.
- Với các thiết bị điện di động, phải ghi rõ dòng điện lớn nhất của ổ phích cắm.
- Đảm bảo bảo vệ ngắn mạch, hạn chế quá tải cho tất cả các thiết bị điện.
- Khi di chuyển các vật có kích thước lớn dưới các đường dây điện, cần đảm bảo biện pháp an toàn.
- Mọi việc thay thế, sửa chữa điện như thay dây chảy trong cầu chảy, tháo và lắp thiết bị điện chỉ được thực hiện khi đã cắt điện. Tuyệt đối không được thao tác khi chưa cắt điện.
- Không dùng điện để làm hàng rào công trường.
Doanh nghiệp có thể cân nhắc chọn các thiết bị điện CHINT – thương hiệu toàn cầu hàng đầu về giải pháp năng lượng thông minh, được thành lập từ năm 1984. CHINT luôn chú trọng đến an toàn điện trong xây dựng với các thiết bị điện chất lượng, đạt tiêu chuẩn EVN.
CHINT luôn chú trọng đến an toàn điện trong xây dựng, với các sản phẩm thiết bị điện có chất lượng cao
(Nguồn: CHINT Việt Nam)
Kết luận
Quy định an toàn điện trong thi công xây dựng không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia thi công. Đây còn là nhu cầu thiết yếu của xã hội, góp phần bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công trình, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Để thực hiện tốt an toàn điện trong lĩnh vực xây dựng, các bên liên quan cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Không chỉ chủ đầu tư, nhà thầu, người lao động mà cả cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm định, cơ quan bảo hiểm cũng cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo tránh sai phạm về an toàn điện trong các công trình. Ngoài ra, cũng cần phải có sự nâng cao nhận thức và kiến thức về an toàn điện cho người lao động, đặc biệt là những người trực tiếp thao tác với thiết bị điện.
Qua bài viết, CHINT hy vọng doanh nghiệp có được những thông tin cơ bản về an toàn điện trong xây dựng. Theo dõi CHINT để cập nhật thông tin mới nhất về ngành năng lượng Việt Nam.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: service.vn@chintglobal.com
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM