Giải Pháp Điện Tự Động Hóa Thời Đại Công Nghiệp 4.0

Điện tự động hóa đóng vai trò quan trọng trong thời đại Công nghiệp 4.0 và mang lại những giải pháp mới cho thời đại. Đây chính là lĩnh vực áp dụng các công nghệ điện, điện tử, viễn thông cũng như tin học để tự động hóa các quá trình sản xuất, dịch vụ, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng và an toàn lao động. 

Cùng CHINT Việt Nam tìm hiểu những thông tin cơ bản về chủ đề này, cũng như các ứng dụng và giải pháp của nó trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Bài viết liên quan: 

hệ thống điện tự động hoá

Điện tự động hóa có vai trò quan trọng trong thời đại Công nghiệp 4.0
(Nguồn: HBK)

1. Ngành tự động hóa là gì?

Tự động hóa là việc ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất. Máy móc sẽ tự động làm việc, giảm thiểu một phần khối lượng công việc, qua đó giải phóng sức lao động cho con người.

Ngành điện tự động hóa là ngành công nghệ dựa trên việc kết hợp kỹ thuật cơ khí hiện đại và điều khiển tự động kết hợp với các phần mềm máy tính. Mục đích nhằm vận hành, điều khiển tự động toàn bộ quá trình sản xuất.

2. Tự động hóa đóng vai trò như thế nào hiện nay?

Tự động hóa là việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, giúp con người giải phóng sức lao động và tăng năng suất. Đây là yếu tố quyết định trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, khi mà ai có thể sản xuất hàng hóa rẻ hơn, nhanh hơn và tốt hơn sẽ chiến thắng. 

Tự động hóa cũng làm thay đổi quy luật của kinh doanh, khi mà tri thức trở thành lợi thế cạnh tranh chính. Vai trò của điện tự động trong phát triển kinh tế, xã hội là khá to lớn, mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống hiện đại. 

Nhà nước ta cũng đang ưu tiên phát triển ngành điện tự động này, nhưng cần có một cộng đồng chuyên gia, một môi trường nghiên cứu và một chính sách hỗ trợ để tự động hóa Việt Nam có thể hội nhập và phát triển trong xu thế toàn cầu.

nghiên cứu vận hành điện tự động hoá

Vai trò của tự động hóa trong phát triển kinh tế, xã hội là khá to lớn
(Nguồn: JobsGO)

3. Điện tự động hóa là gì?

Điện tự động hóa là một ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, dùng các thiết bị điện tử và máy tính để vận hành các thiết bị điện và các quá trình sản xuất. Điện này có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau và có vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng, và an toàn lao động.

4. Tìm hiểu về thiết bị điện tự động hóa

Thiết bị điện tự động cũng là xu hướng của công nghệ số hóa. Đây được đánh giá sẽ tạo ra nhiều ngành công nghiệp và việc làm mới.

4.1 Khái niệm thiết bị điện tự động hóa

Thiết bị điện tự động là các thiết bị được sử dụng để điều khiển tự động cho động cơ, những dây chuyền, máy móc sản xuất từ đó giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Thiết bị điện này có nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào chức năng và ứng dụng của chúng.

4.2 Chức năng của thiết bị điện tự động hoá

Thiết bị điện hoạt động theo mô hình tự động hoá có chức năng tăng hiệu quả và độ tin cậy của các quá trình sản xuất, vận hành của các thiết bị điện. Thiết bị điện này cũng giúp giảm chi phí nhân công, vận hành, thời gian sản xuất, tạo ra môi trường làm việc an toàn và cải thiện chất lượng sản phẩm.

4.3 Các thiết bị điện tự động hóa phổ biến

Có nhiều loại thiết bị theo mô hình điện tự động khác nhau được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau. Một số loại phổ biến là

  • Cảm biến là thiết bị dùng để phát hiện và chuyển đổi các thông số vật lý thành các tín hiệu điện tử. Cảm biến có nhiều loại khác nhau, dựa trên nguyên lý hoạt động, tính chất của tín hiệu, yếu tố môi trường, được sử dụng để giám sát cũng như điều khiển các quá trình sản xuất, vận hành của các thiết bị điện.
  • Thiết bị đóng cắt thường được biết đến là cầu dao tự động aptomat có vai trò kích hoạt hoặc ngắt một mạch điện khi có sự thay đổi của một tín hiệu điều khiển. Chức năng chính của chúng là điều khiển, chuyển đổi và bảo vệ thiết bị điện cũng như mạch điện luôn an toàn, tránh được những sự cố có thể xảy ra. 
  • Rơ le là thiết bị điện từ dùng để kích hoạt hoặc ngắt một mạch điện khi có sự thay đổi của một tín hiệu điều khiển. Rơ le hoạt động dựa trên nguyên lý về số lượng tiếp điểm và công suất, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu, chuyển mạch, bảo vệ các thiết bị điện.
  • Biến tần dùng để điều chỉnh tốc độ và hướng quay của động cơ điện xoay chiều. Chúng được sử dụng để tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu quả và linh hoạt của các hệ thống điều khiển động cơ.
  • Động cơ Servo là thiết bị theo mô hình điện tự động hoá dùng để chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ theo một góc xoay nhất định. Sản phẩm thường được sử dụng để thực hiện các chuyển động chính xác, nhanh chóng, ổn định trong các hệ thống tự động hóa.
  • Bộ lập trình PLC được dùng để lập trình, thực hiện các nhiệm vụ điều khiển cụ thể trong các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị khác. Chúng giúp tăng tính linh hoạt, đáng tin cậy và an toàn của các hệ thống tự động hóa.
  • Màn hình HMI giúp hiển thị, nhập liệu cho các hệ thống tự động hóa, được sử dụng để người dùng giám sát, điều khiển, tương tác với các hệ thống tự động hóa.
  • Khởi động từ trong điện tự động hóa hỗ trợ người dùng khởi động, ngắt một mạch điện có động cơ điện xoay chiều, sử dụng để bảo vệ động cơ điện khỏi quá tải, ngắn mạch và sự khởi động đột ngột.
  • Bộ nguồn là thiết bị dùng để cung cấp điện áp, dòng điện cho các thiết bị điện tử trong các hệ thống tự động hóa, giúp ổn định, bảo vệ, chuyển đổi năng lượng điện cho các thiết bị điện tử.

Bạn có thể lựa chọn các thiết bị tự động hóa phổ biến tại các công ty điện tự động hoặc các đại lý của CHINT Việt Nam. 

>> Xem thêm: Giải Đáp Thông Tin Về Thiết Bị Điện Công Nghiệp

CHINT có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực điện tự động hóa

CHINT là thương hiệu uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực điện
(Nguồn: CHINT Việt Nam)

4.4 Ưu và nhược điểm của thiết bị điện tự động hóa

Thiết bị điện tự động hóa mang lại nhiều ưu điểm như:

  • Tăng năng suất và chất lượng lao động
  • Cải thiện quy trình sản xuất, tăng tính nhất quán của sản phẩm đầu ra
  • Giảm các chi phí nhân công, vận hành,…

Tuy nhiên, thiết bị điện tự động cũng có một số nhược điểm:

  • Có một mức giới hạn của trí thông minh, vì thế dễ bị phạm lỗi bên ngoài phạm vi, dẫn đến các mối đe dọa an ninh.
  • Vận hành đòi hỏi có tính chuyên môn cao và am hiểu sâu rộng về các thiết bị. Các công việc từ lắp đặt, lập trình hay cài các thông số của hệ thống đều phải do những chuyên gia thực hiện mới có thể đảm bảo được sự chính xác, an toàn. Bảo trì hay sửa chữa cũng không thể lơ là, cần phải được tiến hành một cách cẩn thận.
  • Chi phí ban đầu cao so với các thiết bị thủ công hay cơ khí. Việc áp dụng công nghệ tự động hóa cho một sản phẩm hoặc quá trình có thể vượt quá chi phí tiết kiệm được từ việc tự động hóa.

4.5 Ứng dụng thiết bị điện tự động trong điện công nghiệp

Thiết bị điện này có nhiều ứng dụng trong điện công nghiệp, như:

  • Trong ngành công nghiệp khai khoáng: Thiết bị điện này được sử dụng để điều khiển các máy khoan, máy cắt, máy nghiền, máy sàng, máy bơm, máy phát điện,… Từ đó, chúng giúp tăng hiệu quả khai thác, giảm chi phí vận hành, bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
  • Trong các nhà máy, phân xưởng sản xuất các loại thực phẩm: Các quá trình sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ,… được điều khiển hoàn toàn bằng các thiết bị điện tự động. Sản phẩm này giúp tăng năng suất, tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Trong sản xuất nông sản, sơ chế và sản xuất thành phẩm nông nghiệp: Thiết bị điện này giúp tăng hiệu quả canh tác, giảm thiểu lãng phí, cải thiện chất lượng và giá trị gia tăng của nông sản, được sử dụng để điều khiển các quá trình gieo trồng, thu hoạch, sấy khô, lọc tách, ép dầu,…
  • Trong ngành sản xuất linh kiện điện tử: Các sản phẩm điện tự động giúp điều khiển các quá trình in mạch, hàn chip, kiểm tra chất lượng,… giúp tăng tốc độ và chính xác của sản xuất, giảm lỗi và chi phí sản phẩm.

5. Giải pháp điện tự động hóa

Giải pháp điện tự động hóa là việc ứng dụng các thiết bị điện tử và máy tính để điều khiển các quá trình sản xuất và vận hành của các thiết bị điện. Các giải pháp này mang đến cho người dùng nhiều lợi ích thiết thực như:

  • Giảm chi phí vận hành: Điện tự động hóa giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, nguyên liệu và thiết bị, nhờ vậy mà giảm được chi phí tiêu hao, bảo trì và thay thế.
  • Giảm chi phí nhân công: Giải pháp điện theo mô hình tự động hóa giảm thiểu sự can thiệp của con người trong các quá trình sản xuất, do đó giảm được chi phí tiền lương, bảo hiểm, đào tạo và quản lý nhân viên.
  • Giảm thời gian sản xuất: Ngoài ra, điện tự động hóa giúp tăng tốc độ và chính xác của các quá trình sản xuất, nhờ đó giảm được thời gian chờ đợi, lỗi sản phẩm và hàng tồn kho.
  • Môi trường làm việc an toàn: Các giải pháp này giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu các rủi ro về tai nạn lao động, cháy nổ, ô nhiễm môi trường. Việc này sẽ tạo ra một môi trường làm việc an toàn và sạch sẽ cho nhân viên.
  • Nâng cao năng suất lao động: Giải pháp điện tự động hóa nâng cao hiệu quả của lao động, tăng được số lượng và chất lượng sản phẩm trong cùng một đơn vị thời gian.

Công nhân làm việc với hệ thống điện tự động hoá

Điện Tự Động Hóa – Giải Pháp Cho Thời Đại Công Nghiệp 4.0
(Nguồn: Glass on Web)

6. CHINT – Thương hiệu cung cấp giải pháp và thiết bị điện tự động hóa

Điện tự động hóa không chỉ giúp cải thiện hiệu quả, lợi nhuận của các doanh nghiệp. Chúng còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như năng lượng, môi trường và an toàn lao động. 

Để áp dụng thành công hệ thống điện này trong thời đại Công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về chiến lược, nhân lực, công nghệ lẫn an ninh mạng. Do đó, bạn có thể lựa chọn CHINT đồng hành cùng trong quá trình này.

CHINT chuyên cung cấp về giải pháp năng lượng thông minh, với mạng lưới kinh doanh rộng lớn, đa dạng các loại thiết bị điện như: Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Điện mặt trời, Tự động hóa… Thiết bị điện CHINT được đánh giá cao về chất lượng cũng như giá cả và dịch vụ khách hàng.

CHINT Việt Nam cung cấp các giải pháp điện tự động hóa

CHINT Việt Nam cung cấp các giải pháp ngành năng lượng uy tín 
(Nguồn: CHINT Việt Nam)

Điện tự động hóa là một trong những yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển của Công nghiệp 4.0, khi mà các thiết bị điện được tích hợp để tạo ra các hệ thống thông minh có khả năng tự điều khiển, tự học hỏi và tự cải tiến. Hy vọng bài viết này của CHINT Việt Nam đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về chủ đề này.

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam

---------------------------------

CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: service.vn@chintglobal.com

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Related Posts

Hotline kỹ thuật: 0332587777