Xây dựng công nghiệp xanh là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. “Xanh hóa” nền công nghiệp có thể bắt đầu từ những giải pháp đơn giản nhất như xử lý phát thải và tiết kiệm năng lượng.
Vậy công nghiệp xanh là gì và có ý nghĩa như thế nào? Làm sao để tạo dựng được một nền công nghiệp xanh? Cùng CHINT Global tìm hiểu đóng góp của giải pháp tiết kiệm năng lượng trong quá trình “xanh hóa” công nghiệp qua bài viết sau đây.
Xem thêm:
Giải pháp tiết kiệm năng lượng khởi nguồn cho nền công nghiệp xanh
1. Nền công nghiệp xanh là gì?
Công nghiệp là ngành kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Ở Việt Nam, công nghiệp là ngành xuất khẩu chủ đạo, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Cơ cấu ngành đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, tăng năng suất, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao đời sống nhân dân.
Đi cùng với sự phát triển đó là những hệ lụy liên quan đến môi trường và sử dụng năng lượng. Rác, nước và khí thải của các khu công nghiệp là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường. Dù đã trang bị hệ thống thu gom, xử lý nhưng số lượng rác và nước thải từ ngành vẫn đang ở mức đáng báo động.
Công nghiệp phát triển đi kèm với các hệ lụy về môi trường và sử dụng năng lượng
Bên cạnh đó, công nghiệp còn đặt ra bài toán nan giải về năng lượng và sử dụng năng lượng. Bởi mức năng lượng tiêu tốn cho việc vận hành thiết bị, máy móc công nghiệp và dây chuyền sản xuất là rất lớn. Để sử dụng năng lượng hiệu quả, giải pháp tiết kiệm năng lượng là điều vô cùng cần thiết.
Nhằm khắc phục những vấn đề nói trên, các quốc gia trên thế giới đang dần chuyển đổi nền công nghiệp sang hướng “xanh hóa”. Công nghiệp xanh là nền công nghiệp hướng đến môi trường, sản xuất ra sản phẩm xanh – thân thiện với môi trường, tạo điều kiện cho các yếu tố tự nhiên của môi trường phát triển. Trong quá trình sản xuất, công nghiệp xanh sẽ hạn chế hết mức có thể các tác động xấu đến môi trường.
Công nghiệp xanh hạn chế tác động xấu tới môi trường tự nhiên
Ngoài ra, công nghiệp xanh còn bao gồm cả việc tái sử dụng chất thải, chất thải năng lượng, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Để làm được điều này, người ta sẽ ứng dụng các công nghệ tiên tiến để kiểm soát và cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Đối với vấn đề sử dụng năng lượng, giải pháp tiết kiệm năng lượng được xem là một trong những biện pháp “cứu cánh”.
2. Vì sao cần hướng tới nền công nghiệp xanh?
Công nghiệp xanh được kỳ vọng sẽ trở thành tương lai của ngành công nghiệp. Không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường, phát triển công nghiệp xanh còn là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng và xã hội. Nhờ “xanh hóa” nền công nghiệp mà tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả hơn, giảm thiểu lượng rác, khí và nước thải, chống lại biến đổi khí hậu.
Công nghiệp xanh sẽ là xu thế của tương lai
Xây dựng nền công nghiệp theo mô hình “xanh” sẽ là xu thế chung của công nghiệp tương lai. Công nghiệp xanh, nhà máy xanh và phát triển bền vững sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái, góp phần khắc phục những tác động xấu của sản xuất công nghiệp lên môi trường. Đồng thời, các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong mô hình này cũng là cách thức hữu hiệu để giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng.
3. Những giải pháp để xây dựng nền công nghiệp xanh
Để được đánh giá “chuẩn xanh” thì nền công nghiệp phải đáp ứng được nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó, cách xử lý phát thải và sử dụng năng lượng hiệu quả là những yêu cầu quan trọng nhất. Muốn xây dựng một nền công nghiệp xanh, tất cả các doanh nghiệp sản xuất phải có sự đồng lòng.
3.1 Xây dựng hệ thống xử lý rác, nước và khí thải
Hàng ngày, các nhà máy và khu công nghiệp đều thải ra môi trường một lượng rác, nước và khí thải lớn. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Do đó, điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần làm trong mô hình công nghiệp xanh là xây dựng hệ thống xử lý phát thải. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần hạn chế và kiểm soát xả thải.
Giảm lượng phát thải nhà máy để xây dựng nền công nghiệp xanh
3.2 Áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Hoạt động sản xuất công nghiệp tiêu thụ rất nhiều điện năng để vận hành thiết bị, máy móc. Vì vậy, sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm là ưu tiên hàng đầu trong phát triển công nghiệp xanh và bền vững. Doanh nghiệp có thể tham khảo các giải pháp tiết kiệm sau:
- Giám sát, cải tạo hệ thống hiện hữu theo chiều hướng tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu năng lượng hao phí và không cần thiết.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, thay thế các thiết bị, máy móc cũ và lạc hậu bằng thiết bị mới tiêu thụ ít năng lượng hơn.
- Tận dụng tối đa các nguồn nhiệt dư thừa nhằm tái sử dụng năng lượng hiệu quả.
- Tuyên truyền ý thức tiết kiệm và thay đổi thói quen sử dụng năng lượng của nhân công.
3.3 Ưu tiên các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Năng lượng tự nhiên từ mặt trời, gió, nước đều là những nguồn năng lượng sạch và bền vững. Do đó, sử dụng năng lượng tái tạo cũng là cách để xây dựng mô hình công nghiệp xanh. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng giải pháp năng lượng mặt trời để tạo ra nguồn điện cung cấp cho hoạt động sản xuất.
Sử dụng năng lượng tái tạo vào hoạt động sản xuất công nghiệp
Với phương pháp này, doanh nghiệp chỉ cần đầu tư một khoản không quá lớn cho các thiết bị thu và chuyển hóa năng lượng, hiệu quả mang lại là rất cao. Mặt khác, đây còn là giải pháp để doanh nghiệp chủ động nguồn năng lượng, hạn chế việc phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.
3.4 Xây dựng nhà xưởng, khu công nghiệp xanh, gần gũi với thiên nhiên
Xây dựng hệ thống nhà xưởng chuẩn xanh là một trong những giải pháp để “xanh hóa” nền công nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp bắt đầu chú trọng hơn đến cảnh quan xung quanh khu vực nhà xưởng. Bởi một thảm thực vật xanh không chỉ giúp chống nóng, chống tiếng ồn mà còn giảm thiểu lượng phát thải ra bên ngoài. Ngoài ra, nhiều khu công nghiệp còn áp dụng các phương pháp cách nhiệt như một giải pháp tiết kiệm năng lượng.
4. Áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng các nguồn năng lượng xanh
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo, an toàn và thân thiện với môi trường. Với xu hướng phát triển công nghiệp xanh như hiện nay thì sử dụng năng lượng tái tạo chính là chìa khóa quan trọng, vừa đảm bảo an ninh năng lượng vừa giảm thiểu áp lực đầu tư hạ tầng.
Giải pháp điện năng lượng mặt trời của CHINT Global Việt Nam
Năng lượng mặt trời là năng lượng tái tạo được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ những ưu điểm vượt trội. Do đó, giải pháp điện năng tại CHINT Việt Nam cũng chú trọng đến nguồn năng lượng này. Giải pháp năng lượng mặt trời của CHINT Global giúp cho các công trình nhà xưởng chủ động nguồn điện năng, tự cung tự cấp và tích lũy lượng điện năng dư thừa vào lưới điện.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái của CHINT không có bộ phận chuyển động, mức tiêu thụ nhiên liệu thấp, ít sự cố, bảo dưỡng đơn giản và không cần người thường trực. Ngoài ra, các giải pháp năng lượng điện tại CHINT Việt Nam còn rất tối ưu về mặt kinh tế. Chi phí đầu tư thấp, hệ thống tấm pin và pin năng lượng mặt trời có tuổi thọ cao, chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Việt Nam.
Với những lợi ích to lớn cho môi trường và hệ sinh thái, công nghiệp xanh sẽ là tương lai của nền công nghiệp thế giới. Hãy bắt đầu “xanh hóa” nền công nghiệp bằng những giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể liên hệ với CHINT Global Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.
Hình ảnh và nội dung bài viết được tổng hợp bởi CHINT Global Việt Nam.
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: service.vn@chintglobal.com
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM