Đứng trước các thách thức về khí hậu như hiện nay, việc phát triển hệ thống giải pháp năng lượng thông minh là điều thiết yếu để sử dụng năng lượng bền vững. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang cam kết về những chiến lược chuyển đổi năng lượng tích hợp với ứng dụng công nghệ số để ứng phó với biến đổi khí hậu. Những chiến lược này cũng là một hành trình của chuyển đổi kỹ thuật số đa ngành.
Theo đó, ước tính rằng, công nghệ kỹ thuật số có thể làm giảm 15% lượng khí thải nhà kính trong quá trình chuyển hoá năng lượng. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu cách mà công nghệ kỹ thuật số đang thúc đẩy biến đổi các hệ thống năng lượng trên toàn thế giới.
Bài viết liên quan:
Ứng dụng công nghệ số trong quá trình chuyển đổi năng lượng
1. Quản lý năng lượng thông minh
Ước tính rằng, quản lý việc chuyển hoá năng lượng một cách hiệu quả hơn, có thể mang lại 40% mức cắt giảm cần thiết để duy trì mục tiêu 1,5C trong tầm tay.
Với sự hỗ trợ từ Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), chính phủ Mauritius đang phát triển một lưới điện thông minh. Cụ thể, đây là một hệ thống quản lý và phân phối điện tiên tiến, được hỗ trợ bởi các công cụ kỹ thuật số. Do đó, hệ thống này không chỉ có khả năng tự động xử lý các sự cố khi mất điện mà còn giúp tối ưu hoá hiệu suất của lưới điện. Bằng cách này, các công ty cung cấp giải pháp về năng lượng có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
Không những thế, việc chuyển đổi năng lượng thông minh còn giúp cải thiện chất lượng điện phân phối, hỗ trợ việc sử dụng năng lượng tái tạo, tăng cường bảo mật dữ liệu và khả năng hồi phục của lưới điện trước khi xảy ra tai nạn.
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong quản lý năng lượng thông minh còn giúp cho việc tiêu thụ điện của các toà nhà ở Bosnia và Herzegovina hiệu quả hơn. Các tòa nhà là một trong những nguồn phát khí thải nhà kính đáng kể. Ước tính rằng, các tòa nhà nói riêng và lĩnh vực xây dựng nói chung chiếm tới 40% lượng phát khí thải nhà kính liên quan đến năng lượng.
Một dự án của UNDP đã giúp chính phủ triển khai hệ thống thông tin quản lý năng lượng để thu thập, theo dõi và phân tích thông tin liên quan đến tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính ở 75% tòa nhà trên cả nước. Cơ sở dữ liệu này đóng vai trò then chốt trong việc giúp các nhà hoạch định chính sách ưu tiên các khoản đầu tư để hỗ trợ tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu trên còn có thể được sử dụng để lập kế hoạch tổng hợp hoặc vào thời điểm xảy ra thảm hoạ hoặc để giảm thiểu rủi ro trong tương lai.
Chuyển đổi năng lượng bằng cách phát triển hệ thống quản lý năng lượng thông minh
2. Hệ thống năng lượng phi trung tâm
Năng lượng là trung tâm của phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời, đóng góp vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp và cho các doanh nghiệp. Năng lượng còn cung cấp năng lượng cho các dịch vụ thiết yếu như trường học và bệnh viện. Tuy nhiên, có đến khoảng 733 triệu người, tương đương với 10% dân số thế giới không có điện. Nhiều người trong số họ sống ở những vùng xa xôi, nơi việc mở rộng lưới điện quốc gia được coi là quá phức tạp hoặc tốn kém.
Nhu cầu sử dụng năng lượng của những cộng đồng này thường tương đối thấp và chỉ cần năng lượng được duy trì ở mức hợp lý. Vì thế, hệ thống năng lượng phi trung tâm là một giải pháp tuyệt vời để đưa điện đến những cộng đồng này. Hệ thống năng lượng phi trung tâm bao gồm các nguồn năng lượng nhỏ, được phân tán rộng rãi, như các tấm pin mặt trời, tua bin gió và các máy phát điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
Có 2 cách chính để chuyển đổi năng lượng bằng hệ thống năng lượng phi trung tâm:
- Hệ thống lưới kết nối: Các hệ thống này được kết nối với lưới điện quốc gia và có khả năng tự cung tự cấp trong trường hợp mất điện.
- Hệ thống lưới rời: Các hệ thống này không được kết nối với lưới điện quốc gia mà thường được sử dụng ở những khu vực xa xôi – nơi việc mở rộng lưới điện là không khả thi.
Một trong số các dự án nổi bật về ứng dụng hệ thống năng lượng phi trung tâm là chương trình “Lưới điện nhỏ” ở Châu Phi của UNDP đang hợp tác với 21 quốc gia cận Sahara để phá vỡ thị trường năng lượng, bao gồm cả việc giới thiệu các giải pháp kỹ thuật số để mở rộng quy mô lưới điện mặt trời nhỏ.
Có thể thấy, công nghệ kỹ thuật số đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển hệ thống năng lượng phi trung tâm. Các giải pháp kỹ thuật số có thể giúp cải thiện hiệu quả, độ tin cậy và khả năng tiếp cận của các hệ thống này.
Ứng dụng hệ thống năng lượng phi trung tâm trong chuyển đổi năng lượng
3. Nông nghiệp chống chịu biến đổi khí hậu
Kết hợp công nghệ kỹ thuật số với năng lượng tái tạo để chuyển đổi năng lượng công bằng nhằm giúp nông nghiệp chống chịu biến đổi khí hậu cũng mang lại những kết quả đáng mong đợi.
Biến đổi khí hậu như hạn hán và những thiên tai không lường trước được đã gây tổn thất cho nông dân trên toàn thế giới. Vì khí hậu biến đổi thất thường nên năng suất cây trồng và chất lượng dinh dưỡng, năng suất của vật nuôi cũng sụt giảm đáng kể.
Các giải pháp kỹ thuật số tiên tiến có thể giúp nông dân giải quyết những thách thức phức tạp này. Tại Serbia, UNDP đã hỗ trợ các trang trại của những gia đình nhỏ thành lập hệ thống năng lượng mặt trời.
Cụ thể, mạng lưới này bao gồm máy tính thu thập thông tin về vi khí hậu và độ phì nhiêu của đất. Thông qua các cảm biến trong mặt đất và trạm thời tiết kỹ thuật số, hệ thống này sẽ tự động tưới nước cho cánh đồng, thêm phân bón và gửi thông báo đến ứng dụng di động cho nông dân. Theo đó, nông dân đã báo cáo rằng, năng suất của họ đã tăng lên đến 30% sau khi được ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống năng lượng mặt trời.
Chuyển đổi năng lượng cho ngành nông nghiệp
4. Ví dụ về giao thông công cộng
Một hệ thống giao thông công cộng dễ sử dụng và đáng tin cậy là chìa khóa để giảm phát thải liên quan đến giao thông, cũng như tắc nghẽn và ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, ở nhiều thành phố, chất lượng giao thông công cộng khiến mạng lưới bị sử dụng dưới mức tối đa.
Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và trong chuyển đổi năng lượng đã cải thiện mạng lưới giao thông một cách đáng kể. Chẳng hạn như, vé điện tử, hệ thống điện tử vận tải đa phương thức tích hợp, hệ thống thông tin giao thông thông minh tích hợp với các giải pháp công nghệ giám sát an toàn hành khách,…
Khi được áp dụng cho xe buýt ít carbon, các giải pháp kỹ thuật số này giúp biến các giải pháp giao thông bền vững thành lựa chọn tốt nhất hiện có cho người sử dụng giao thông công cộng. Đây là cách tiếp cận mà thành phố Podgorica ở Montenegro đang áp dụng, với sự hỗ trợ của UNDP, khi thành phố chuyển đổi sang hệ thống giao thông công cộng bền vững, tích hợp và được hỗ trợ kỹ thuật số.
Chuyển đổi năng lượng bền vững tích hợp kỹ thuật số trong giao thông công cộng
Có thể thấy, công nghệ số đã đóng góp phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng bền vững, năng lượng tái tạo thay cho năng lượng hoá thạch là vô cùng cần thiết để bảo vệ môi trường. Nếu doanh nghiệp quan tâm đến những giải pháp về năng lượng xanh, hãy liên hệ CHINT Việt Nam ngay để được tư vấn nhé!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: service.vn@chintglobal.com
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM