Hệ thống điện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho các nhà máy. Hệ thống điện nhà máy không chỉ đảm bảo hoạt động ổn định của các thiết bị và máy móc sản xuất, mà còn góp phần trong sự phát triển và thành công của mọi hoạt động sản xuất. Xem ngay nội dung dưới đây để hiểu rõ về hệ thống này!
Bài viết liên quan:
Hệ thống điện nhà máy đảm bảo ổn định các hoạt động sản xuất
(Nguồn: VnExpress)
1. Hệ thống điện nhà máy công nghiệp là gì?
Hệ thống điện nhà máy công nghiệp là hệ thống cung cấp và phân phối năng lượng điện cho các thiết bị, máy móc tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Hệ thống này không chỉ bảo đảm nguồn điện ổn định, liên tục mà còn xây dựng hệ thống truyền tải điện an toàn, tiết kiệm, hiệu năng cao để phục vụ mọi hoạt động trong công nghiệp.
2. Cấu tạo của hệ thống điện nhà máy công nghiệp
Hệ thống điện nhà máy công nghiệp gồm nhiều thành phần khác nhau. Về cơ bản, chúng được chia thành 3 loại chính là hệ thống điện nặng, điện nhẹ và hệ thống chiếu sáng.
Sơ đồ mẫu một hệ thống điện nhà máy công nghiệp
(Nguồn: Nuha)
Ngoài những hình vẽ ký hiệu, trong sơ đồ hệ thống điện nhà máy, một số thành phần cấu tạo cũng được thể hiện dưới dạng ký hiệu chữ cái. Bạn có thể tham khảo ý nghĩa của các ký tự đó qua bảng sau:
STT | Phân loại | Tên | Ký hiệu |
1 | Hệ thống điện nhẹ | Mạng lưới internet | LAN |
2 | Chuông báo | CB | |
3 | Camera giám sát | CCTV | |
4 | Hệ thống điện sinh hoạt | SH | |
5 | Hệ thống chiếu sáng | CS | |
6 | Hệ thống điện nặng | Trạm biến áp | TBA |
7 | Tủ trung thế | TTT | |
8 | Tủ hạ thế | THT | |
9 | Máy phát điện | MPD | |
10 | Bộ chuyển mạch | BCM | |
11 | Tủ điện phân phối tổng | MSB | |
12 | Tủ điện phân phối | DB | |
13 | Tủ điện điều khiển máy móc | MCC |
3. Thành phần cần có của hệ thống điện nhà máy công nghiệp
Một hệ thống điện nhà máy công nghiệp thường có 3 thành phần chính. Đó là hệ thống điện năng, điện nhẹ và hệ thống chiếu sáng.
3.1 Hệ thống điện nhà máy nặng
Hệ thống điện nặng cung cấp điện động lực và điện điều khiển cho các máy móc, thiết bị trong nhà máy. Hệ thống này đảm bảo nguồn điện ổn định, an toàn, hiệu quả cho nhà máy. Thông thường, hệ thống điện nặng bao gồm:
- Hệ thống trạm biến áp, tủ trung, hạ thế: nơi lấy điện từ các đường dây công suất lớn rồi chuyển đổi sang cấp điện phù hợp dùng trong nhà máy.
- Hệ thống máy phát điện, bộ chuyển mạch: thiết bị dự phòng điện cho nhà máy khi hệ thống lưới điện xảy ra sự cố.
- Hệ thống tủ điện phân phối: nơi lắp đặt, bảo vệ các thiết bị đóng cắt, thiết bị điều khiển điện trong nhà máy.
- Hệ thống tủ điện điều khiển máy móc: thiết bị dùng để điều khiển các máy móc, trang thiết bị có trong nhà máy.
3.2 Hệ thống điện nhà máy nhẹ
Hệ thống điện nhẹ hỗ trợ việc truyền thông, theo dõi và cải thiện chất lượng công việc trong nhà máy, cung cấp điện cho các hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát và sinh hoạt trong nhà máy. Hệ thống này bao gồm:
- Hệ thống mạng lưới internet giúp kết nối các thiết bị thông tin liên lạc trong nhà máy.
- Hệ thống chuông báo thông báo các tín hiệu âm thanh cho công nhân trong công xưởng.
- Hệ thống camera giám sát hỗ trợ quan sát và ghi lại các hoạt động trong xí nghiệp.
- Hệ thống điện sinh hoạt cung cấp điện cho các hoạt động sinh hoạt của công nhân trong toàn bộ nhà máy.
3.3 Hệ thống điện nhà máy chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng cung cấp ánh sáng cho khu vực văn phòng và toàn bộ nhà máy, tạo ra môi trường làm việc thoải mái, tiết kiệm năng lượng và dễ dàng khắc phục khi xảy ra sự cố. Hệ thống này bao gồm hai loại chính:
- Hệ thống đèn chiếu sáng linh hoạt được thiết kế và lắp đặt hợp lý sẽ giúp công nhân quan sát dễ dàng hơn, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Các yếu tố như độ sáng, màu sắc, góc chiếu, khoảng cách chiếu có thể điều chỉnh theo nhu cầu của từng khu vực và từng loại máy móc, thiết bị. Một số loại đèn phổ biến thuộc loại này thường thấy là đèn LED nhà xưởng, đèn LED highbay, đèn LED panel,…
- Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố thường dùng để dự phòng ánh sáng khi xảy ra các tình huống khẩn cấp như mất điện, cháy nổ, thiên tai,… Hệ thống này giúp duy trì ánh sáng tối thiểu để công nhân có thể thoát hiểm an toàn và kịp thời khắc phục sự cố. Đèn LED khẩn cấp, đèn LED exit sign, đèn LED báo cháy,…là một vài loại đèn phổ biến cho hệ thống này.
Hệ thống chiếu sáng đóng vai trò cũng khá quan trọng và không thể tách rời khỏi hệ thống điện công nghiệp
(Nguồn: Metallum)
4. Vai trò và ứng dụng của hệ thống điện nhà máy công nghiệp
Hệ thống điện nhà máy đóng vai trò thiết yếu cho sản xuất và vận hành. Bên cạnh đó, những ứng dụng của hệ thống này trong hệ thống nhà xưởng cũng rất nhiều.
4.1 Vai trò của hệ thống điện nhà máy công nghiệp
Hệ thống điện trong nhà máy công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà xưởng. Hệ thống này đưa nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia vào phục vụ cho các thiết bị, máy móc trong nhà máy. Nhờ đó, hệ thống này giúp tăng năng suất thiết bị, máy móc, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Chúng còn tiết kiệm sức lao động, giúp con người thực hiện những quy trình liên hoàn. Hệ thống này điều khiển các thiết bị, máy móc tự động hoặc bán tự động, giảm thiểu sự can thiệp của con người. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả công việc, tránh lãng phí thời gian và nguyên liệu.
Hệ thống điện nhà máy công nghiệp còn bảo vệ an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành, sử dụng. Hệ thống này lắp đặt các thiết bị bảo vệ hệ thống, như cầu dao, cầu chì, rơ le,… để ngắt điện khi xảy ra sự cố. Nhờ điều đó mà giúp phòng ngừa các tai nạn điện, cháy nổ, hư hỏng thiết bị, bảo vệ sức khỏe và tài sản của người lao động và doanh nghiệp.
4.2 Ứng dụng của hệ thống điện nhà máy công nghiệp
Hệ thống điện nhà máy công nghiệp giúp truyền tải và phân phối điện năng, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề, lĩnh vực như: cơ khí, chế tạo, xây dựng, dệt may, thực phẩm, hóa chất, năng lượng,… Hệ thống này giúp cung cấp nguồn điện ổn định, an toàn, hiệu quả cho các quá trình vận hành của các doanh nghiệp trong các ngành nghề trên.
Điện nhà máy công nghiệp cũng được sử dụng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị thông minh,… Hệ thống này giúp tạo ra một môi trường làm việc hiện đại, tiên tiến, bền vững cho các doanh nghiệp trong các khu vực này; góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và quốc gia.
5. Tiêu chuẩn hệ thống điện nhà máy
Khi lắp đặt và kiểm tra hệ thống điện nhà máy, chúng ta cần phải thực hiện theo các yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo các tiêu chí về an toàn điện, tránh gây nguy hiểm cho người và thiết bị trong quá trình vận hành, sử dụng
- Hệ thống hoạt động mượt mà, hiệu quả, công suất làm việc tốt, mang lại năng suất cao. Nó cần phải bảo đảm không ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất của doanh nghiệp
- Tính toán chính xác quy mô, công suất cần sử dụng nhằm hạn chế lãng phí chi phí vận hành, sử dụng hợp lý điện năng, tránh gây lãng phí.
- Phải tôn trọng các quy định của pháp luật, đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nước như TCVN 7447-5-51: 2010, TCVN 394:2007…
Phải đảm bảo các tiêu chí về an toàn điện thi công lắp đặt hệ thống điện nhà máy công nghiệp
(Nguồn: Viet Reader)
6. Quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện nhà máy công nghiệp
Hệ thống điện nhà máy là hệ thống truyền tải điện và phân phối điện năng để giúp máy móc, thiết bị hoạt động phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Quy trình lắp đặt hệ thống điện này bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị sẵn trang thiết bị cần thiết
Bước này yêu cầu đơn vị thi công phải có đầy đủ các thiết bị, vật liệu cần sử dụng khi lắp đặt hệ thống điện công nghiệp. Tuy nhiên, khác với khi lắp điện dân dụng, hệ thống điện xí nghiệp cần một số thiết bị riêng như máy biến áp, tủ điện nhà xưởng, các thiết bị bảo vệ hệ thống, các thiết bị báo tín hiệu,…
Bước 2: Khảo sát công trình, tiếp nhận thông tin khách hàng
Đơn vị thi công phải tới trực tiếp công trình, vị trí mà mình sẽ thực hiện để đo đạc, khảo sát để đưa ra những tính toán chính xác, phù hợp. Đồng thời, nhà thầu cũng cần quan tâm tới những yêu cầu của khách hàng và đặc điểm của ngành nghề doanh nghiệp.
Bước 3: Thiết kế bản vẽ hệ thống điện công nghiệp
Đối tác thi công phải có một bản vẽ thiết kế hệ thống điện phù hợp và hoàn chỉnh. Ngoài phải tuân thủ các quy chuẩn, ngôn ngữ, ký hiệu sử dụng, bản vẽ cũng cần đảm bảo an toàn điện và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Bước 4: Thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
Khi bản vẽ đã được duyệt, đơn vị thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp và tuân theo các quy trình, kỹ thuật chuyên nghiệp. Đồng thời, việc bảo vệ an toàn cho người lao động và các thiết bị, máy móc trong nhà xưởng cũng cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Bước 5: Nghiệm thu và kiểm tra
Phía nhà thi công phải hoàn thành, kiểm tra và chạy thử hệ thống điện để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả, an toàn. Đồng thời, họ cũng cần làm các thủ tục bàn giao hệ thống cho khách hàng và nhận phản hồi từ khách hàng.
7. Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống điện nhà máy công nghiệp
Khi thực hiện công tác lắp đặt hệ thống điện nhà máy cho nhà xưởng, các kỹ sư cần chú ý đến những yếu tố sau:
- Bảo vệ an toàn cho người lao động cũng như các thiết bị, máy móc trong nhà xưởng.
- Cam kết máy móc vận hành ổn định, hiệu quả, năng suất, các thiết bị hoạt động liên tục, không bị gián đoạn.
- Tuân theo kỹ thuật, quy trình lắp đặt chuyên nghiệp, chính xác.
- Tối ưu hóa chi phí khi vận hành, tránh tình trạng hao phí điện năng.
- Thực hiện các tiêu chuẩn về thiết kế thi công hệ thống điện công nghiệp theo quy định của Nhà nước.
8. Tổng kết
CHINT cung cấp giải pháp hệ thống điện nhà máy công nghiệp từ thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành, bảo trì và nâng cấp. Giải pháp này dựa trên các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và được tùy biến theo yêu cầu từng khách hàng.
CHINT cung cấp giải pháp hệ thống điện nhà máy công nghiệp uy tín hàng đầu
(Nguồn: CHINT Việt Nam)
Hệ thống điện nhà máy góp phần đảm bảo sự vận hành ổn định và hiệu quả của nhà máy công nghiệp, cung cấp nguồn điện cho các hoạt động, giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hy vọng CHINT VIệt Nam đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích với bài viết này.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM