Xu hướng tự động hóa trong nền sản xuất hiện đại

Tự động hóa hiện được đánh giá là giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất hiện đại. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của nhân loại, công nghệ tự động đã trở thành xu thế, góp phần quan trọng vào thành công chung. Bên cạnh đó, lĩnh vực này còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn và tương lai. Cùng CHINT Global tìm hiểu về xu hướng tự động trong nền sản xuất hiện đại qua bài viết sau đây. 

Xem thêm:

hien-dai-hoa-day-chuyen-san-xuat-la-xu-huong-tat-yeu-trong-tuong-lai-chint-global

Hiện đại hóa dây chuyền sản xuất là xu hướng tất yếu trong tương lai

1. Tự động hóa là gì?

Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quy trình sản xuất công nghiệp nhằm chuyển một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất của con người sang cho máy móc đó chính là tự động hóa (Automation). Ngày nay, Automation được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực như sản xuất, công nghệ thông tin, tiện ích, vận tải, quốc phòng… giúp tối ưu hóa chi phí và mang lại hiệu quả cao.

Khái niệm “Automation” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1946 trong ngành công nghiệp ô tô, dùng để mô tả việc ứng dụng thiết bị và điều khiển tự động vào dây chuyền sản xuất cơ giới hóa. Sau đó, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi cả trong và ngoài bối cảnh sản xuất, chỉ sự thay thế của động cơ, điện hoặc máy tính cho sức lao động và trí tuệ con người.

khai-niem-automation-bat-dau-xuat-hien-tu-nhung-nam-tu-nam-1946-chint-global

Khái niệm “automation” bắt đầu xuất hiện từ những năm từ năm 1946

Ngành tự động hóa được phát triển từ những lĩnh vực cơ giới hóa, bắt đầu từ các cuộc Cách mạng ngành công nghiệp. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào thế kỷ XVIII, khai sinh ra nền công nghiệp cơ khí, các dây chuyền sản xuất hàng loạt cũng ra đời từ đây. Đến cuối thế kỷ XIX, Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 được tiến hành dựa trên công nghiệp điện – cơ khí.

Cách mạng công nghiệp lần 2 là cột mốc đánh dấu sự xuất hiện của Automation trong sản xuất, tuy chỉ ở mức cục bộ nhưng nó cũng đã biến khoa học trở thành ngành lao động đặc biệt. Đồng thời, sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp cũng đã mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên sản xuất hàng loạt.

cac-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-tren-the-gioi-chint-global

Các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới

Những năm 1969 là khoảng thời gian diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Lúc này, ngành công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất và công nghệ thông tin ứng dụng điện tử phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Đây chính là thời kỳ của máy tính và mạng Internet, các ngành sản xuất có thể kết nối cùng nhau cũng như kết nối với thế giới.

Gần đây nhất là Industrie 4.0 – Cách mạng công nghiệp 4.0 mà chúng ta đang thực hiện. Trong cuộc cách mạng này, các ngành công nghệ sẽ kết hợp lại với nhau, làm mờ ranh giới của kỹ thuật số, vật lý và sinh học. Như vậy, mỗi cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp đều tạo ra những giá trị nhất định, góp phần thúc đẩy xã hội lên một tầm cao mới.

2. Vì sao cần tự động hóa?

Như đã nói, dù được ứng dụng trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì Automation cũng mang đến những lợi ích tích cực, nâng cao năng suất và giảm thiểu chi phí. Vai trò của công nghệ tự động đối với từng lĩnh vực như sau:

2.1 Trong hoạt động sản xuất công nghiệp

  • Nâng cao năng suất sản xuất

Khác với con người, thiết bị tự động hóa có thể vận hành liên tục 24/24. Đồng thời, dây chuyền tự động cũng có tốc độ vận hành cao hơn gấp nhiều lần so với dây chuyền thủ công. Nói cách khác, máy móc và thiết bị Automation chính là giải pháp hiệu quả trong việc cải thiện năng suất làm việc cho các dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện nay.

  • Nâng cao chất lượng thành phẩm đầu ra

Toàn bộ quy trình vận hành của thiết bị tự động và thông số sản phẩm đều được lập trình từ trước. Do đó, thành phẩm đầu ra thường đạt chất lượng tốt, đồng đều và ít xảy ra lỗi. Việc giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản không nhỏ cho chi phí nguyên vật liệu, sản xuất, sửa lỗi thành phẩm, đền bù…

cong-nghe-tu-dong-giup-dam-bao-chat-luong-thanh-pham-dau-ra-chint-global

Công nghệ tự động giúp đảm bảo chất lượng thành phẩm đầu ra

  • Tối ưu hóa chi phí dành cho nhân công

Mục tiêu quan trọng nhất công nghệ tự động là giảm thiểu sự tham gia của con người vào quy trình sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc. Với sự hỗ trợ của máy móc, doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân công để tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng thiết bị và sản phẩm. Bên cạnh đó, máy móc tự động hóa cũng sẽ thay thế hiệu quả cho con người trong những công đoạn sản xuất khó, nguy hiểm.

  • Tạo ra sự linh hoạt trong quy trình sản xuất

Một quy trình sản xuất công nghiệp thường bao gồm nhiều công đoạn và dây chuyền khác nhau. Nếu một cá nhân hay bộ phận để xảy ra sai sót thì quy trình có thể bị gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc chung. Dây chuyền tự động ra đời như một giải pháp khắc phục cho vấn đề nói trên. Khi có sự cố phát sinh, người vận hành chỉ cần lập trình lại hệ thống là dây chuyền có thể hoạt động bình thường trở lại.

day-chuyen-san-xuat-van-hanh-tron-tru-nho-cac-thiet-bi-tu-dong-hoa-chint-global

Dây chuyền sản xuất vận hành trơn tru nhờ các thiết bị tự động hóa

  • Tạo khác biệt, nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành hợp lý. Công nghệ tự động giúp tăng năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm có chất lượng đồng đều, đặc biệt là giảm giá thành nhờ tối ưu hóa chi phí sản xuất. Đây là những lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp khi cạnh tranh trên thị trường, tạo ra khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

2.2 Trong đời sống

  • Lĩnh vực thông tin liên lạc

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống, sớm nhất là trong chuyển mạch điện thoại. Hệ thống chuyển mạch điện thoại sẽ thực hiện các chức năng như giám sát, xác định đường dây kết nối, lưu trữ số điện thoại đang quay, thiết lập kết nối, gửi tín hiệu điện đến máy người nhận, theo dõi cuộc gọi, tính thời gian để lập hóa đơn. Bên cạnh đó, công nghệ tự động còn được áp dụng vào các hệ thống vệ tinh truyền thông, mạng cục bộ và máy phân loại thư.

  • Các ngành dịch vụ

Hiện nay, phần lớn các ngành dịch vụ đều được tích hợp với công nghệ tự động, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính, ngân hàng cho đến thương mại bán lẻ. Ứng dụng Automation trong các phòng khám, bệnh viện giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm bớt gánh nặng cho nhân viên y tế. Cụ thể, hệ thống máy tính sẽ được kết nối với nhau, lưu trữ dữ liệu bệnh nhân và thực hiện các chức năng như đặt lịch khám, đặt thuốc từ nhà cung cấp, thu viện phí…

ung-dung-automation-trong-cham-soc-suc-khoe-chint-global

Ứng dụng Automation trong chăm sóc sức khỏe sẽ giảm bớt gánh nặng cho nhân viên y tế

  • Phương tiện di chuyển và đồ gia dụng

Công nghệ tự động hóa có mặt trong hầu hết các loại phương tiện di chuyển và thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, lò vi sóng… Thông qua bộ vi xử lý, người dùng có thể lập trình, điều khiển để vận hành các chức năng trên thiết bị. Việc lập trình trên những thiết bị này khá đơn giản, người dùng chỉ cần nhấn các nút theo quy trình đã được hướng dẫn.

2.3 Trong tương lai

Automation là lĩnh vực phát triển dần theo thời gian, có vai trò quan trọng đối với các ngành công nghệ thông tin, khoa học, kỹ thuật. Theo dự đoán của các chuyên gia, lĩnh vực này còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai. Trong đó, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dịch vụ phân tích, dữ liệu lớn và thực tế tăng cường là những mảng đang được chú trọng, tập trung phát triển.

3. Các lĩnh vực ứng dụng tự động hóa

Automation được ứng dụng vào nhiều rất nhiều lĩnh vực, trở thành xu hướng trong thời kỳ Cách mạng 4.0. Thiết bị tích hợp công nghệ tự động có khả năng thực hiện được nhiều tác vụ, hiệu quả công việc cao và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Các lĩnh vực áp dụng loại hình công nghệ này gồm có:

  • Ngành sản xuất công nghiệp

Automation hỗ trợ quy trình sản xuất, vận hành dây chuyền lắp ráp sản phẩm, giám sát chất lượng thành phẩm đầu ra và quản lý tồn kho.

  • Ngành dầu khí

Các trạm khoan dầu khí thường nằm ở ngoài khơi, đòi hỏi một hệ thống thăm dò tự động có độ chính xác cao. Đồng thời, các thiết bị giám sát và cảm biến cũng sẽ hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình thăm dò, khai thác.

ung-dung-cua-tu-dong-hoa-trong-nganh-tham-do-khai-thac-dau-khi-chint-global

Ứng dụng của tự động hóa trong ngành thăm dò, khai thác dầu khí

  • Ngành vận tải hàng không

Automation có vai trò quan trọng đối với ngành hàng không, cụ thể là điều khiển lái tự động trên những chiếc máy bay phản lực thương mại. Với sự phát triển của công nghệ tự động, các loại phương tiện tự vận hành ở cấp độ cá nhân và thương mại đang dần trở thành xu hướng.

  • Ngành điện tự động hóa

Đây là một trong những ứng dụng chủ yếu của công nghệ tự động vào sản xuất và đời sống. Automation sử dụng hệ thống điều khiển để vận hành các thiết bị, máy móc sản xuất, giúp chúng hoạt động chính xác, trơn tru và đạt hiệu suất cao hơn.

  • Ngành phân phối

Phân phối có nhiệm vụ tiếp quản sản phẩm sau quá trình sản xuất và xuất xưởng. Automation giúp rút ngắn thời gian vận chuyển và phân phối sản phẩm thông qua hệ thống máy tính có tích hợp công nghệ tự động.

4. CHINT Global Việt Nam – Thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực tự động hóa sản xuất

CHINT Global là đơn vị cung cấp các giải pháp về năng lượng thông minh uy tín trên thế giới. Tại thị trường Việt Nam, chúng tôi đã đưa vào thực hiện nhiều giải pháp nổi bật về sản xuất và cung cấp nguồn điện ứng dụng công nghệ tự động. Với những thành công bước đầu trong lĩnh vực này, thương hiệu CHINT Global Việt Nam ngày càng được khách hàng quan tâm và tin tưởng.

thiet-bi-tu-dong-cua-chint-global

Thiết bị tự động của CHINT Global

Thiết bị điện tự động hóa là một trong những giải pháp mà CHINT Global mang đến cho thị trường năng lượng Việt. Các sản phẩm như công tắc hành trình, rơ – le, contactor, bộ lập trình PLC, biến tần, khởi động mềm, màn hình công nghiệp… giúp cải thiện và nâng cao hiệu suất công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người sử dụng. Bên cạnh đó, nhiều thiết bị tự động trong ngành sản xuất công nghiệp của CHINT Global cũng được thị trường đặc biệt ưa chuộng.

Với những đóng góp thiết thực của mình, công nghệ tự động – Automation sẽ là tương lai của các ngành sản xuất công nghiệp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về tự động hóa và ứng dụng của nó trong thực tế cuộc sống. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về các loại thiết bị tự động có thể liên hệ với CHINT Global Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.

Hình ảnh và nội dung bài viết được tổng hợp bởi CHINT Global Việt Nam.

---------------------------------

CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: [email protected]

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Related Posts

033 258 7777