Xu Hướng Sử Dụng Năng Lượng Mặt Trời Phân Tán

Năng lượng mặt trời phân tán đang trở thành một xu hướng trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tái tạo. Với việc lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà, sân vườn và các không gian gần khu vực tiêu thụ điện, hình thức này đem lại nhiều lợi ích vượt trội. Cùng CHINT phân tích xu hướng sử dụng năng lượng này trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như các yếu tố thúc đẩy và hạn chế cho sự phát triển của hình thức năng lượng phân tán qua bài viết sau đây.

Bài viết liên quan: 

Năng lượng mặt trời phân tán được lắp trên tấm pin mặt trời trên mái nhà, sân vườn

Hệ thống năng lượng mặt trời phân tán thường được lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà, sân vườn
(Nguồn: Drawdown Alberta)

1. Hệ thống điện năng lượng mặt trời phân tán là gì?

Hệ thống điện mặt trời phân tán (còn gọi là distributed solar photovoltaics) là một hệ thống sử dụng các tấm pin mặt trời để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Hệ thống này thường được lắp đặt trên mái nhà nhưng có công suất nhỏ hơn 1 megawatt, thay thế cho các công nghệ phát điện truyền thống như nhà máy điện than, dầu, và khí đốt. Trong một hệ thống pin mặt trời, một tế bào quang điện sẽ chuyển đổi năng lượng từ mặt trời thành điện năng.

2. Phân biệt năng lượng mặt trời phân tán và năng lượng mặt trời tập trung 

Năng lượng mặt trời phân tán và năng lượng tập trung là hai loại năng lượng khác nhau. Nhưng cả 2 loại năng lượng cũng có nhiều điểm giống nhau, song cũng có những đặc điểm khác nhau.

2.1 Điểm giống nhau

Hệ thống Photovoltaic (gọi tắt là hệ thống PV) là hệ thống điện mặt trời. Cả hai loại hệ thống PV phân tán và hệ thống PV tập trung đều dựa trên nguyên lý quang điện, tức là chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện bằng cách sử dụng các tế bào quang điện. Điện năng được sản sinh từ các hệ thống này có thể được đưa vào lưới điện công cộng hoặc sử dụng cho các mục đích riêng lẻ, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

Bên cạnh đó, các thành phần cơ bản của cả hai hệ thống PV là tương tự nhau, với các tấm pin mặt trời, các bộ biến tần, các máy biến áp, các hộp tổ hợp và các thiết bị phụ trợ khác. Các tấm pin mặt trời có thể được làm từ các loại vật liệu khác nhau như silicon đơn tinh thể, silicon đa tinh thể hoặc các màng mỏng quang điện.

Tấm pin mặt trời có chức năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và tạo ra dòng điện một chiều. Các hộp tổ hợp có chức năng thu thập dòng điện một chiều từ các tấm pin mặt trời và đưa đến các bộ biến tần. Những bộ biến tần có chức năng chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều có tần số và điện áp phù hợp với lưới điện. Các máy biến áp có chức năng điều chỉnh điện áp của dòng điện xoay chiều để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi truyền tải và phân phối.

Năng lượng mặt trời phân toán hoạt động trên nguyên lý quang điện

Cả hai hệ thống năng lượng mặt trời đều hoạt động dựa trên nguyên lý quang điện
(Nguồn: Carlsberg Group)

2.2 Điểm khác nhau

Một số điểm khác nhau của cả hai hệ thống này như sau:

Năng lượng mặt trời phân tán Năng lượng mặt trời tập trung
Vị trí lắp đặt Trên mái nhà kính nông nghiệp. Vùng sâu vùng xa, nơi hoang vắng, nơi đất đai có giá thấp.
Các mức điện áp nối lưới Mức điện áp thấp chỉ khoảng 380V và sử dụng các thiết bị cắt điện áp thấp để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Mức điện áp cao khoảng 35KV hoặc 110KV, giúp giảm thiểu tổn thất truyền tải và phân phối.

Nếu nhà máy điện có công suất lớn hơn 30 MW thì cần phải có máy biến áp chính để nâng điện áp lên mức 110KV trước khi nối vào lưới điện.

Các thiết bị thứ cấp sử dụng trong nhà máy điện – Gồm biến tần treo tường, máy biến áp nhỏ, thiết bị giám sát chất lượng điện năng, thiết bị bảo vệ chống đảo, và thiết bị tháo gỡ lỗi.

– Đơn giản hơn do được nối vào lưới điện ở mức điện áp thấp.

– Gồm biến tần lớn, máy biến áp hộp, máy biến áp trạm, tủ chuyển mạch, máy biến áp chính, cuộn dây dập hồ quang và các thiết bị phụ trợ khác,…

– Phức tạp hơn do được nối vào lưới điện ở mức điện áp cao.

Khoảng cách truyền tải – Khoảng cách truyền tải ngắn vì được nối vào lưới điện cục bộ và cung cấp năng lượng cho người dùng địa phương và lân cận. 

– Giúp giảm thiểu thất thoát năng lượng và tăng cường độ tin cậy và an toàn của nguồn điện

– Khoảng cách truyền tải dài, được nối vào lưới điện ở mức điện áp cao, cung cấp năng lượng cho các khu vực xa xôi.

– Đòi hỏi phải có các thiết bị truyền tải,  phân phối hiệu quả, an toàn cũng như các biện pháp điều hòa và bảo vệ lưới điện.

3. Cơ hội cho năng lượng mặt trời phân tán tại Việt Nam 

Việt Nam là một thị trường tiềm năng và thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng mặt trời phân tán. Bởi vì nước ta có nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đồng thời có cam kết giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đây là một giải pháp năng lượng tái tạo, bền vững và hiệu quả, bằng cách sử dụng các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà của các công trình công nghiệp, thương mại và dân dụng để chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng.

Một trong những động lực thị trường chính là nhu cầu lắp đặt năng lượng PV trên mái nhà của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, đặc biệt là trong các ngành điện tử/bán dẫn và dệt may. Các doanh nghiệp này cần đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyển đổi năng lượng sang các nguồn tái tạo, để thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 của các thương hiệu và nhà sản xuất quốc tế. Đây cũng là cơ hội để các nhà cung cấp giải pháp điện mặt trời phân tán tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, chi phí hợp lý và hiệu quả cao.

Hệ thống năng lượng mặt trời phân tán đang phát triển ở Việt Nam

Việt Nam có nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đồng thời có cam kết giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính
(Nguồn: Rectify Solar)

Theo báo cáo của Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG), công suất sản xuất của các hệ thống năng lượng mặt trời/năng lượng trên mái nhà tại Việt Nam đã tăng vọt từ 1GW vào tháng 12/2020 lên khoảng 8 GWp vào tháng 6/2023. Điều này cho thấy sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thị trường điện mặt trời phân tán tại Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường điện mặt trời phân tán tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Theo báo Công An Nhân Dân, Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo số 74/BC-BCT dự thảo Quyết định mới về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tại các tòa nhà ở, công sở và trụ sở doanh nghiệp tại Việt Nam. Mục tiêu của quyết định này là thúc đẩy việc sử dụng điện mặt trời mái nhà và giảm thiểu sự phụ thuộc vào điện lưới. Các cơ chế khuyến khích được đề xuất dựa trên Quyết định 500/QĐ-TTg, trong đó quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII) đã đặt ra mục tiêu là đến năm 2030, 50% tòa nhà công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Năng lượng mặt trời phân tán cần được khai thác nhiều ở Việt Nam

Thị trường năng lượng mặt trời phân tán tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác
(Nguồn: Toyohashi Biowill)

Năng lượng mặt trời phân tán là một trong những giải pháp năng lượng bền vững và hiệu quả cho thế kỷ 21. Xu hướng sử dụng năng lượng phân tán đang ngày càng thịnh hàng trên toàn cầu và tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần có các chính sách và quy định thúc đẩy, hỗ trợ, bảo đảm cho các hoạt động đầu tư để phát triển và vận hành các hệ thống PV. Hãy nhanh tay liên hệ với CHINT để được tư vấn đề các giải pháp điện mặt trời. 

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.

---------------------------------

CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: service.vn@chintglobal.com

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Related Posts

Hotline kỹ thuật: 0332587777