Khám Phá Tủ Điện Phân Phối Hạ Thế

Tủ điện phân phối hạ thế là thiết bị quan trọng trong hệ thống điện của các công trình. Thiết bị có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có tính năng và ứng dụng riêng. Để lựa chọn và sử dụng tủ điện một cách hiệu quả và an toàn, mời bạn cùng theo dõi bài viết này để nắm rõ những thông tin liên quan đến tủ điện này.

Bài viết liên quan: 

Tủ điện phân phối hạ thế - thiết bị quan trọng của hệ thống điện

Tủ điện phân phối hạ thế là thiết bị quan trọng trong hệ thống điện của các công trình
(Nguồn: CHINT)

1. Khái niệm tủ điện phân phối hạ thế

Tủ điện phân phối hạ thế là thiết bị điện dùng để phân phối điện năng từ trạm điện đến các tòa nhà, nhà xưởng hoặc các thiết bị công nghiệp khác. Nó là một hệ thống phân phối điện năng bảo vệ chống quá tải, quá áp, ngắn mạch, rò điện và các sự cố khác.

2. Lợi ích khi sử dụng tủ điện phân phối hạ thế

Tủ phân phối hạ thế là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện của các công trình công nghiệp và dân dụng. Việc sử dụng tủ điện có nhiều lợi ích. Đầu tiên có thể kể đến là chúng giúp phân chia nguồn điện từ trạm biến áp đến các tòa nhà, nhà xưởng hoặc các thiết bị công nghiệp khác một cách hiệu quả và tiết kiệm.

Tủ điện hạ thế còn có chức năng đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống phụ tải thông qua các thiết bị đóng cắt hạ thế như ACB, MCCB, MCB… Khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch hay quá tải, các thiết bị sẽ tự động đóng cắt để tránh gây ra các tổn thất không đáng có cho các thiết bị phía sau.

Nhiều người vẫn nói rằng lắp đặt tủ điện hạ thế là cách để bảo vệ an toàn cho người sử dụng, hạn chế được các tai nạn đáng tiếc không nên có do sự cố điện, giúp cho hệ thống lưới điện hoạt động ổn định, an toàn. Không chỉ có vậy, tủ điện phân phối hạ thế được chế tạo bằng kim loại vỏ tủ điện được sơn tĩnh điện nên rất thân thiện với môi trường, có thể đặt trong nhà hoặc ngoài trời trên cột. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng chống rò điện, chống hồ quang khi có sự cố thiết bị, chống cháy nổ.

Lợi ích của tủ điện phân phối hạ thế

Nhiều người vẫn nói rằng lắp đặt tủ điện hạ thế là cách để bảo vệ an toàn cho người sử dụng
(Nguồn: CHINT)

3. Phân loại tủ điện phân phối hạ thế

Tùy theo mục đích sử dụng cụ thể, tủ điện hạ thế có thể được phân loại thành 4 loại: tủ điện tổng MSB, tủ điện hạ thế DB, tủ điện phân phối ATS, tủ điện bù công suất phản kháng.

3.1 Tủ điện phân phối hạ thế tổng MSB (Main Distribution Switchboard)

Tủ điện phân phối tổng MSB là loại tủ điện được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp. Chức năng là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện chính và các tủ điện phân phối DB. Tủ điện này lắp đặt ở sau các trạm hạ thế và trước các tủ điện phân phối DB. 

3.2 Tủ điện phân phối hạ thế DB (Distribution Board)

Loại tủ điện này được lắp đặt trong các phòng vận hành của các công trình, nhận nguồn điện từ tủ điện phân phối tổng MSB và phân chia cho các thiết bị sử dụng trong công trình. Chúng giúp đóng cắt, bảo vệ an toàn cho các thiết bị sử dụng.

3.3 Tủ điện phân phối ATS (Automatic Transfer Switches)

Tủ điện phân phối ATS được lắp đặt ở những nơi có yêu cầu cấp điện liên tục hoặc những khu vực thường xảy ra hiện tượng mất điện lưới đột ngột. Chúng có chức năng tự động chuyển nguồn từ nguồn chính sang nguồn dự phòng hoặc ngược lại khi có sự cố xảy ra.

3.4 Tủ điện bù công suất phản kháng

Tủ điện bù công suất cosφ được áp dụng cho những hệ thống có nhiều thiết bị với đặc tính cảm kháng cao như máy biến áp, máy biến dòng, động cơ không đồng bộ,… Vì chúng có chức năng bù công suất không hoạt động (phản kháng) để giảm thiểu tổn hao năng lượng và cải thiện hiệu suất của hệ thống nên chúng còn được gọi là tủ điện bù công suất phản kháng.

4. Tủ điện phân phối hạ thế có cấu tạo như thế nào?

Tủ điện phân phối hạ thế là một loại tủ điện được sử dụng để phân phối điện năng từ trạm biến áp đến các tòa nhà, nhà xưởng hoặc các thiết bị công nghiệp khác. Tủ điện hạ thế có cấu tạo gồm vỏ tủ điện và thiết bị bên trong.

4.1 Vỏ tủ điện

Vỏ tủ điện là phần khung chính của tủ phân phối hạ thế, thường có dạng hình chữ nhật, có thể có một hoặc hai lớp vỏ, có cửa mở hoặc cố định, được làm bằng thép hoặc hợp kim nhôm, để chứa các thiết bị điện bên trong. Chúng được sơn tĩnh điện hoặc mạ kẽm để chống gỉ sét và ăn mòn. Chức năng của vỏ là để bảo vệ các thiết bị điện khỏi các tác động cơ học, hóa học và nhiệt độ của môi trường. 

Tủ điện phân phối hạ thế có phần khung chính bên trong là vỏ tủ điện

Vỏ tủ điện là phần khung chính của tủ điện để chứa các thiết bị điện bên trong
(Nguồn: IndiaMART)

4.2 Thiết bị bên trong tủ điện

Thiết bị bên trong tủ điện thường được lắp đặt trên một bảng điện, thường là một tấm tôn liền khối hoặc ghép module. Các thiết bị điện bao gồm các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và điều khiển mạch điện, như máy cắt ACB, MCCB, MCB, contactor, rơ-le, biến tần, cầu chì, đồng hồ đo lường, đèn báo tín hiệu, màn hình hiển thị,… 

5. Tủ điện phân phối hạ thế NGC3 của CHINT có gì đặc biệt?

Tủ điện phân phối hạ thế NGC3 của CHINT là một loại tủ điện có khả năng rút nguồn và rút phụ tải, được thiết kế theo tiêu chuẩn IEC 61439-1/2. Tủ điện NGC3 có cấu trúc khung thép chắc chắn, có thể chịu được dòng điện ngắn mạch lên đến 100kA. Hệ thống phân cách bên trong theo các cấp giúp bảo vệ an toàn cho người vận hành và thiết bị.

Tủ điện NGC3 có thiết bị đóng cắt chính là máy cắt không khí ACB hoặc MCCB của CHINT mang chức năng đóng cắt, bảo vệ quá tải, quá áp, ngắn mạch và rò điện. Thiết bị còn rút nguồn và rút phụ tải cho phép tháo lắp các thiết bị điện một cách dễ dàng và an toàn. Tủ điện của CHINT còn có hệ thống điều khiển thông minh, có thể kết nối với các giao thức truyền thông để giám sát và quản lý từ xa.

CHINT đã ứng dụng vào nhà máy và cung cấp hệ thống tủ điện phân phối hạ thế NGC3, trong đó có nhà máy xi măng Yên Bái. Chúng tôi cũng cung cấp các thiết bị điện khác cho nhà máy như biến tần, contactor, rơ-le, đồng hồ đo lường, đèn báo tín hiệu,… Các thiết bị này giúp cho hệ thống điện của nhà máy hoạt động ổn định, tiết kiệm năng lượng và tăng hiệu suất sản xuất.

Tủ điện phân phối hạ thế của CHINT đạt chuẩn chất lượng

Tủ điện phân phối hạ thế NGC3 của CHINT là một loại tủ điện có khả năng rút nguồn và rút phụ tải
(Nguồn: CHINT)

Để lựa chọn và sử dụng tủ điện phân phối hạ thể một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ về chúng cũng như cách bảo trì và kiểm tra tủ điện định kỳ. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp điện năng hiệu quả, tiết kiệm chi phí, phù hợp với doanh nghiệp. 

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam

---------------------------------

CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: [email protected]

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Related Posts

Hotline kỹ thuật: 0332587777