Vì tất cả các động cơ đều cần một bộ khởi động để hoạt động nên khởi động mềm được coi là một thiết bị quan trọng trong việc điều khiển động cơ. Bằng cách kiểm soát chính xác luồng điện truyền đến động cơ, khởi động mềm không chỉ giảm rủi ro quá nhiệt và quá áp mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của máy móc. Điều này không chỉ tăng hiệu suất hoạt động mà còn giúp động cơ giảm thiểu tình trạng hư hỏng và vận hành ổn định hơn. Tất cả những thông tin cơ bản về khởi động mềm sẽ được CHINT giải đáp trong bài viết sau đây!
Bài viết liên quan:
Tổng hợp thông tin về khởi động mềm mà bạn cần biết
1. Nguyên lý làm việc của khởi động mềm
Trước khi tìm hiểu về nguyên lý làm việc của động cơ này, cần nắm được khái niệm khởi động mềm là gì? Khởi động mềm, hay còn gọi là soft start, sử dụng bộ chuyển đổi điện áp xoay chiều để kiểm soát điện áp stator của động cơ thông qua việc điều khiển góc kích của SCR. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng điều chỉnh mượt mà và phạm vi điều chỉnh rộng. Hệ thống còn kết hợp khả năng khởi động và dừng mềm mại một cách linh hoạt.
Nguyên tắc cơ bản của một bộ khởi động mềm là giảm momen xoắn để kiểm soát động cơ từ một pha đến ba pha và cho phép dòng điện truyền một cách chậm rãi đến động cơ điện.
Mỗi bộ khởi động mềm gồm có hai loại linh kiện điện tử có chức năng điều khiển và biến đổi dòng điện là thyristors và rectifiers, hai loại linh kiện này được kiểm soát bằng silicon hoạt động cùng nhau để giảm luồng điện đến động cơ, cụ thể:
- Thyristors: là loại bán dẫn có khả năng kiểm soát dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều và thường được dùng để kiểm soát công suất trong các loại máy móc như điều khiển tốc độ động cơ, điều khiển đèn điện,…
- Rectifiers: là các linh kiện hay bộ mạch được sử dụng để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều và được ứng dụng trong các nguồn cấp điện, bộ sạc pin và các linh kiện cần dòng điện một chiều thay vì dòng điện xoay chiều.
Bằng cách cung cấp nguồn điện cho động cơ một cách tuyến tính trong quá trình khởi động, khởi động mềm được coi là một tài sản lớn được dùng để đảm bảo rằng động cơ không hoạt động đến mức căng cơ hoặc quá nhiệt. Nếu thiếu thiết bị khởi động này, động cơ có thể trải qua sự tăng đột ngột trong điện áp, dẫn đến một cú sốc điện mạnh và có thể khiến động cơ bị hỏng vĩnh viễn.
Bộ khởi động mềm cho phép người sử dụng kiểm soát quá trình khởi động của bất kỳ động cơ điện nào và có thể cài đặt cả hai trạng thái: bật và tắt. Khi ở trạng thái tắt, thiết bị này sẽ làm dừng hoàn toàn luồng điện truyền đến động cơ.
Tóm lại, công dụng của thiết bị này là đảm bảo động cơ chỉ hoạt động đến một ngưỡng điện áp nhất định và bảo vệ động cơ khỏi tình trạng hỏng hóc do luồng điện quá áp.
Tìm hiểu về nguyên lý làm việc của khởi động mềm
2. Ứng dụng của khởi động mềm trong cuộc sống
Với nguyên lý hoạt động linh hoạt, bộ khởi động mềm được coi là một thiết bị đa năng khi phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, nhất là đối với ngành công nghiệp. Sau đây là một số ứng dụng của phần mềm này trong ngành công nghiệp phổ biến:
- Công nghiệp điện năng (power): sử dụng trong các máy móc như máy phát điện, hệ thống điện năng lượng mặt trời và một số thiết bị khác trong công nghiệp điện năng lượng.
- Dệt may (textile): được sử dụng tích hợp vào các máy dệt để động cơ khởi động mượt mà hơn.
- Công nghiệp xi măng (cenmet): dùng trong các thiết bị như máy nghiền, băng tải,…
- Nhựa (plastic): khởi động mềm có tác dụng kiểm soát sự hoạt động của các động cơ trong máy ép nhựa và máy đùn nhựa.
- Thép (steel): được sử dụng trong các máy cắt, máy gia công và một số thiết bị khác để bảo vệ động cơ.
- Cao su (Rubber): đảm bảo khởi động mềm mại của các động cơ trong các thiết bị như máy làm cao su.
- Nước (water): được sử dụng trong các hệ thống máy bơi lội.
Ngoài ra, khởi động mềm còn được lắp đặt trong quạt, máy nén, máy bơm, máy trộn, máy nghiền, máy đập, băng tải và bất cứ thiết bị nào cần kiểm soát luồng điện.
3. Đặc điểm của khởi động mềm
Để đảm bảo khởi động mềm hoạt động theo lý, mỗi bộ thiết bị này đều gồm có hai thành phần chính là: một mạch điện nguồn và một mạch điều khiển. Cụ thể chức năng của mỗi mạch điện như sau:
- Mạch điện nguồn: bao gồm các thyristors được kết nối đối diện, thường được biết đến phổ biến hơn với tên gọi là triac. Triac này hoạt động để điều chỉnh dòng điện áp được truyền đến động cơ thực tế mà nó kết nối.
- Mạch điều khiển: có chức năng kiểm soát, giám sát và bảo vệ tất cả các thành phần của mạch nguồn điện.
Cả hai thành phần này hoạt động song song để đảm bảo chức năng động cơ được tối ưu hoá. Khi một xung năng lượng được áp dụng vào thyristors, nó sẽ được kiểm soát để kích thích động cơ điện. Góc cụ thể của xung do triac cung cấp sẽ xác định lượng dòng điện có thể chuyển đến động cơ.
Khi bộ khởi động mềm bắt đầu động cơ, dòng điện chảy qua triac sẽ được tăng dần cho đến khi đạt đến điểm định mức cần thiết. Từ đó, bảo vệ động cơ không bị hư hỏng bởi một cú sốc điện đột ngột.
Khởi động mềm đảm bảo các động cơ hoạt động tối ưu
4. Ưu điểm nổi bật của khởi động mềm
Do được thiết kế đặc biệt nên thiết bị này mang lại nhiều lợi ích nổi bật cho người sử dụng. Một trong những điểm quan trọng nhất là khả năng làm cho động cơ hoạt động mượt mà hơn.
Đặc biệt, khởi động mềm CHINT còn bao gồm nhiều loại để phù hợp với nhiều động cơ khác nhau. Sau đây là một số ưu điểm của thiết bị này:
- Giúp quá trình khởi động của động cơ, máy móc nhịp nhàng và mượt mà hơn.
- Gia tăng đáng kể tuổi thọ của tổng thể động cơ mà phần mềm này kiểm soát.
- Cung cấp điện áp thích hợp để động cơ và máy móc hoạt động an toàn nên giảm thiểu tình trạng xảy ra tăng áp đột ngột hay nhiệt động cơ quá cao.
- Giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng, giúp tối ưu hoá hiệu suất năng lượng.
- Giá thành thường rẻ hơn so với biến tần (VFD).
5. Lợi ích của khởi động mềm trong lĩnh vực năng lượng bền vững
Trong lĩnh vực công nghiệp hiện đại, bộ khởi động mềm đã trở thành một công nghệ quan trọng, mang lại lợi ích đáng kể cho việc khởi động và vận hành động cơ điện. Hơn nữa, thiết bị này còn có khả năng tăng cường độ ổn định của lưới điện và tích hợp năng lượng tái tạo.
- Tăng cường độ ổn định của lưới: giúp tăng cường độ ổn định của lưới năng lượng bền vững bằng cách kiểm soát mềm mại quá trình khởi động của động cơ. Điều này giảm nguy cơ xảy ra những cú tăng điện đột ngột, giúp duy trì sự ổn định trong hệ thống điện.
- Tích hợp lưới năng lượng tái tạo: thích hợp với việc tích hợp lưới năng lượng tái tạo. Khả năng khởi động mềm mại giúp hòa mịn và tích hợp động cơ với nguồn điện từ các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời hoặc gió, tối ưu hóa sự sử dụng nguồn điện bền vững.
- Trao quyền cho người tiêu dùng: khởi động mềm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp một quá trình khởi động động cơ mượt mà và ổn định. Điều này không chỉ giúp giảm hao mòn của động cơ mà còn tạo ra trải nghiệm sử dụng hiệu quả và thuận tiện cho người tiêu dùng.
- Lợi ích môi trường: sự khởi động mềm giúp giảm tiêu thụ năng lượng và nguy cơ quá tải, tạo điều kiện thuận lợi cho bảo vệ môi trường. Không chỉ làm giảm lượng khí nhà kính, mà còn giảm rủi ro hỏng hóc đột ngột, giữ cho động cơ và hệ thống năng lượng hoạt động hiệu quả và bền vững.
Khởi động mềm CHINT an toàn, tiết kiệm, năng suất
Có thể thấy, việc đầu tư vào thiết bị khởi động mềm là cần thiết để bảo đảm động cơ hoạt động an toàn và kéo dài tuổi thọ. Nếu doanh nghiệp cần giải pháp bảo vệ máy móc và động cơ thì liên hệ ngay đến CHINT Việt Nam để được tư vấn về bộ sản phẩm khởi động mềm phù hợp.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: service.vn@chintglobal.com
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM