Thiết bị đóng cắt bao gồm các dòng thiết bị cầu dao tự động Áp-tô-mát hoặc CB, MCB, MCCB, ACB có vai trò quan trọng trong hệ thống điện. Không chỉ giúp hệ thống điện vận hành ổn định, những thiết bị này còn bảo vệ người dùng trước các sự cố quá tải, ngắn mạch hay xuất hiện dòng rò.
Vậy thiết bị này là gì và hoạt động như thế nào? Nên lựa chọn thiết bị của thương hiệu nào? Cùng CHINT Việt Nam đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Bài viết liên quan:
Đảm bảo an toàn với thiết bị chức năng đóng cắt
(Nguồn: CHINT Việt Nam)
1. Tìm hiểu về thiết bị đóng cắt
Những thiết bị có vai trò chuyển đổi, điều khiển, bảo vệ mạch điện khỏi các sự cố về điện được gọi là thiết bị đóng cắt. Đây là thuật ngữ chung cho các thiết bị chuyển mạch, chẳng hạn như cầu chì, MCB, RCCB, RCBO, MCCB, thiết bị chuyển nguồn tự động ATS… Những thiết bị này sẽ được kết nối với nhau để truyền tải và thực hiện việc phân phối, chuyển đổi điện năng trong hệ thống mạch điện.
Các thiết bị đóng cắt trong mạch điện được truyền tải và phân phối, chuyển đổi điện năng trong hệ thống
(Nguồn: CHINT Việt Nam)
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng thiết bị thực hiện chức năng chuyển mạch. Do đó, thuật ngữ này được dùng chung cho nhiều loại thiết bị điện có liên quan đến chuyển mạch, điều khiển và bảo vệ các thành phần trong một mạch điện. Thiết bị điện này được phân thành 3 loại cơ bản là: thiết bị đóng cắt hạ thế (LV), trung thế (MV) và cao thế (HV).
2. Thiết bị đóng cắt có mấy loại?
Bạn có thể phân các thiết bị đóng cắt điện thành nhiều loại khác nhau. Nhưng thông thường, người ta thường dựa vào thuộc tính và công dụng mà chia chúng thành nhiều loại.
2.1 Dựa vào thuộc tính
Dựa vào thuộc tính, chúng ta có thể chia thành 3 loại: thiết bị đóng cắt hạ thể, trung thế và cao thế.
- Thiết bị đóng cắt hạ thế
Đây là những thiết bị điện được dùng để ngắt mạch điện tự động khi phát hiện các sự cố xảy ra, như quá tải, ngắn mạch, rò rỉ điện. Chúng thường được sử dụng cho các hệ thống có điện áp thấp, thuộc khoảng 1000 VAC và 1500V DC. Ví dụ như cầu chì HRC, bộ ngắt mạch dùng dầu (OCB), máy cắt không khí (ACB), bộ cách ly không tải, aptomat chống giật (ELCB), bộ ngắt mạch vỏ đúc (MCCB), bộ ngắt mạch thu nhỏ (MCB), thiết bị chống dòng rò (RCCB) và RCBO.
- Thiết bị đóng cắt trung thế
Đây là những thiết bị điện có khả năng xử lý điện áp từ 1kV đến 36kV. Thiết bị đóng cắt này được lắp đặt trong các hệ thống điện khác nhau và được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ phân phối năng lượng điện, đóng ngắt điện áp trung thế khi xảy ra các sự cố quá tải và ngắn mạch nhằm bảo vệ các mạch điện và các thiết bị điện khác.
Một số ví dụ về thiết bị đóng cắt trung thế chẳng hạn như:
- Máy cắt dầu số lượng lớn
- Máy cắt dầu tối thiểu
- Máy cắt chân không (VCB)
- Máy cắt khí SF6, máy cắt phụ tải (LBS)
- Máy cắt tự đóng lại (Recloser)
- Công tắc chuyển mạch (VTS)
- Công tắc liên hợp (VCS)
- Thiết bị đóng cắt cao thế
Thiết bị đóng cắt cao thế là tên gọi của hệ thống điện có mức điện áp trên 36kV. Thiết bị này được thiết kế rất kỹ lưỡng và an toàn vì nó phải chịu được áp suất và nhiệt độ cao khi ngắt dòng điện. Ví dụ các sản phẩm thuộc loại này như: máy cắt dầu số lượng lớn, máy cắt khí SF6, máy cắt chân không, máy cắt phụ tải cao áp.
Có thể chia thành thiết bị đóng cắt hạ thể, trung thế và cao thế nếu xét về thuộc tính
(Nguồn: The Egyptian Co.)
2.2 Dựa vào công dụng
Ngoài thuộc tính, bạn còn có thể phân loại chúng dựa theo công dụng. Với cách phân loại này, chúng ta có thể có 2 loại là thiết bị đóng cắt ngoài trời và trong nhà.
- Thiết bị đóng cắt ngoài trời
Đây là những thiết bị điện được lắp đặt ở ngoài không gian nhà xưởng, nhà máy, trạm biến áp, đường dây truyền tải,… Chúng thường được sử dụng cho các hệ thống có điện áp cao từ 7 kV trở lên.
Thiết bị đóng cắt ngoài trời có khả năng chịu được các tác động của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn, ánh sáng mặt trời, sét đánh,… Một số ví dụ của loại thiết bị này là: máy cắt dầu số lượng lớn, máy cắt khí SF6, máy cắt chân không, máy cắt phụ tải cao áp.
- Thiết bị đóng cắt trong nhà
Những thiết bị điện được lắp đặt trong các tủ điện, phòng điện hoặc các không gian kín khác được gọi chung là thiết bị đóng cắt và lấy điện trong nhà. Chúng thường được sử dụng cho các hệ thống có điện áp thấp hoặc trung thế từ 1kV đến 66kV.
Loại thiết bị này có khả năng bảo vệ các mạch điện và thiết bị điện khỏi các sự cố quá tải, ngắn mạch, rò rỉ điện. Một số sản phẩm thuộc loại này như: máy cắt không khí (ACB), máy cắt vỏ đúc (MCCB), máy cắt thu nhỏ (MCB), thiết bị chống rò (RCCB), máy cắt dầu tối thiểu, máy cắt chân không (VCB).
3. Các thiết bị đóng cắt phổ biến trên thị trường
Là một trong những thương hiệu về thiết bị điện uy tín tại Việt Nam, CHINT mang đến cho khách hàng các dòng thiết bị đóng cắt sau:
-
MCCB
MCCB là những dòng aptomat dạng khối có nhiệm vụ bảo vệ quá tải, ngắn mạch và chống dòng rò. Thiết bị sẽ đảm bảo an toàn cho con người và hệ thống điện khi có sự cố xảy ra với dòng định mức cùng khả năng cắt dòng ngắn mạch tương đối lớn. Những dòng thiết bị nói trên hiện được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống điện trung và hạ thế.
MCCB NM8N dạng khối bảo vệ quá tải, ngắn mạch và chống dòng rò
(Nguồn: CHINT Việt Nam)
-
RCCB, RCBO và MCB
RCCB, RCBO và MCB là những dòng aptomat dạng tép này được dùng để bảo vệ ngắn mạch, quá tải, chống dòng rò với dòng cắt và dòng định mức thấp hơn so với aptomat dạng khối. Aptomat hay CB dạng tép thường được lắp đặt ở các công trình điện dân dụng cơ bản, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điện công suất thấp.
Thiết bị bảo vệ dòng rò NXBLE
(Nguồn: CHINT Việt Nam)
-
Thiết bị máy cắt không khí (ACB)
Máy cắt không khí (ACB) của CHINT có khả năng cắt lớn với dòng định mức lên đến 6300A. Thiết bị được ứng dụng trong các tủ điện phân phối công suất cao.
Máy cắt không khí NXA do CHINT sản xuất
(Nguồn: CHINT Việt Nam)
-
Contactor (khởi động từ) và rờ le nhiệt
Contactor (khởi động từ) và rờ le nhiệt là những thiết bị chuyên dụng để bảo vệ, điều khiển và chuyển đổi mạch. Khởi động từ và rơ le nhiệt CHINT được khuyên dùng bởi các chuyên gia hàng đầu về điện.
Thiết bị điện đóng cắt điện của CHINT sở hữu các ưu điểm nổi bật sau đây:
- Cơ chế đóng cắt an toàn, có độ chính xác cực cao.
- Vỏ sản phẩm được làm từ những loại vật liệu cao cấp, có khả năng cách điện và chịu nhiệt cao, chống va đập tốt.
- Dễ dàng cài đặt và sử dụng, vận hành ổn định.
- Tuổi thọ sản phẩm cao, tối ưu chi phí bảo trì và sửa chữa.
4. Công dụng chính của thiết bị đóng cắt
Là một phần quan trọng của hệ thống điện, thiết bị đóng cắt mạch điện có nhiệm vụ truyền tải, đóng-ngắt các hệ thống điện và phụ tải. Bên cạnh đó, thiết bị còn có chức năng ngắt dòng khi phát hiện sự cố điện bằng các thiết bị cảm biến. Tùy theo từng ứng dụng mà thiết bị này sẽ thực hiện các chức năng tương ứng.
Ngoài ra,loại thiết bị này còn có thêm một số công dụng khác, như:
- Giúp điều khiển các thiết bị tiêu thụ điện từ xa bằng cách sử dụng các thiết bị có khả năng kết nối với các hệ thống truyền thông và điều khiển. Ví dụ như máy cắt tự đóng lại (Recloser), công tắc chuyển mạch (VTS), công tắc liên hợp (VCS) có thể được điều khiển từ xa qua các giao thức như IEC 61850, DNP3, Modbus,…
- Nhờ khả năng nhận và gửi các tín hiệu bảo vệ, các thiết bị đóng cắt có thể phối hợp với các thiết bị bảo vệ khác. Chẳng hạn như máy cắt không khí (ACB), máy cắt vỏ đúc (MCCB), máy cắt thu nhỏ (MCB) có thể được kết nối với các relay bảo vệ và biến áp dòng để phân biệt và ngắt các sự cố quá tải và ngắn mạch.
- Một số sản phẩm có khả năng tích hợp các chức năng đo lường còn có thể hỗ trợ kiểm tra và đo lường các thông số điện. Ví dụ như máy cắt không khí (ACB), máy cắt vỏ đúc (MCCB) có thể hiển thị các thông số dòng điện, điện áp, công suất, hệ số công suất, năng lượng tiêu thụ,…
Thiết bị đóng cắt có công dụng vô cùng quan trọng trong hệ thống điện
(Nguồn: ELECTRICAL TIMES)
5. Thành phần và cấu tạo của một thiết bị đóng cắt
Về cơ bản, mỗi thiết bị đóng cắt điện sẽ bao gồm các thiết bị bảo vệ và chuyển mạch phổ biến như: bộ cách ly, bộ ngắt mạch, máy biến dòng, bảng điều khiển, máy biến điện áp, rơ le bảo vệ, cầu chì, bộ chuyển mạch, bộ chống sét và một vài thiết bị khác.
Cấu tạo cơ bản của một máy cắt không khí
(Nguồn: CHINT Việt Nam)
Dựa trên đặc điểm sản xuất mà thiết bị sẽ hoạt động được ở điều kiện dòng điện bình thường hoặc bất thường. Ngược lại, một số thiết bị chỉ đảm nhận chức năng đóng ngắt hệ thống mà không thể phát hiện sự cố điện.
Trong điều kiện dòng điện bình thường, thiết bị điện này sẽ thực hiện các nhiệm vụ như bật / tắt máy phát điện, máy phân phối và đường dây truyền tải điện. Tuy nhiên, khi có dòng điện cường độ lớn chạy qua, thiết bị sẽ tự động ngắt phần kết nối không an toàn khỏi hệ thống, tránh các sự cố nguy hiểm.
6. Sự phát triển của dòng thiết bị đóng cắt
Về chức năng, thiết bị đóng cắt điện có nhiệm vụ đóng ngắt dòng điện trong điều kiện hoạt động bình thường và ngắt dòng khi có sự cố bất thường xảy ra. Bộ chuyển mạch đơn với cầu chì thực hiện vai trò chuyển mạch cơ bản nhất. Chúng được dùng như một thiết bị điều khiển và bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống điện nhà ở, văn phòng.
HRC (cầu chì cắt nhanh) kết hợp với bộ chuyển mạch được dùng cho mục đích kiểm soát và bảo vệ mạch điện. Tuy nhiên, đối với hệ thống điện áp cao (33 kV) thì các thiết bị này lại không được lựa chọn bởi những nguyên nhân sau đây:
- Tốn nhiều thời gian hơn trong việc khắc phục sự cố khi cầu chì nổ, gây ảnh hưởng đến việc sử dụng thiết bị điện của người dùng.
- Các dòng gây sự cố lớn trên hệ thống điện áp cao rất khó để xử lý bằng cầu chì.
Với sự tiến bộ của hệ thống điện và thiết bị điện như hiện nay thì MCB vẫn luôn là lựa chọn số 1 để đảm bảo an toàn cho mạch điện. So với cầu chì, MCB có khả năng đóng và ngắt mạch hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
Thiết bị đóng cắt được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điện dân dụng
(Nguồn: CHINT Việt Nam)
7. Những tính năng cần quan tâm khi chọn mua thiết bị đóng cắt
Thiết bị đóng cắt điện là gì? Tính năng của thiết bị chức năng đóng cắt ra sao? Hãy theo dõi những thông tin dưới đây.
- Độ tin cậy tối đa
Việc duy trì hệ thống điện của các trạm phát điện đòi hỏi những thiết bị đóng cắt có độ tin cậy cao. Khi có sự cố phát sinh ở bất kỳ bộ phận nào trên hệ thống điện, thiết bị này sẽ tự động cách ly phần bị lỗi ra khỏi mạch để đảm bảo an toàn cho thiết bị điện. Do đó, độ tin cậy tối đa là tính năng đầu tiên và quan trọng nhất của thiết bị này.
- Có sự tách biệt hoàn toàn giữa phần bị lỗi và không lỗi
Khi xảy ra sự cố, thiết bị đóng cắt mạch điện sẽ tự phân tách phần bị lỗi và phần an toàn rồi tách phần lỗi ra khỏi hệ thống. Việc tách biệt 2 phần này không chỉ đảm bảo tính liên tục của hệ thống điện mà còn giúp người dùng tiết kiệm thời gian, không phải chờ đợi sự cố được khắc phục.
- Vận hành nhanh chóng
Thiết bị đóng cắt giúp tách nhanh phần lỗi ra khỏi hệ thống điện, tránh gây ảnh hưởng đến các thiết bị khác do dòng điện ngắn mạch. Nếu không được khắc phục nhanh chóng, lỗi sẽ truyền sang các bộ phận đang vận hành ổn định, dẫn đến việc hệ thống điện bị ngắt hoàn toàn.
- Dự phòng bằng các thao tác điều khiển bằng tay
An toàn là yêu cầu hàng đầu của thiết bị, do đó các thiết bị đóng cắt phải được trang bị thao tác điều khiển bằng tay. Trong trường hợp điều khiển điện không sử dụng được vì sự cố, người dùng có thể tự đóng/ngắt mạch điện thủ công bằng tay.
8. CHINT Việt Nam – Thương hiệu cung cấp thiết bị đóng cắt chất lượng
CHINT Việt Nam cung cấp các giải pháp năng lượng, thiết bị điện thông minh hàng đầu. Thiết bị điện của CHINT được thiết kế cho các nhu cầu điện dân dụng, công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, được khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng và giá thành.
CHINT Việt Nam cung cấp thiết bị điện dân dụng uy tín hàng đầu
(Nguồn: CHINT Việt Nam)
Thiết bị đóng cắt là sản phẩm không thể thiếu cho hệ thống điện. Hãy lựa chọn cho mình các sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về thiết bị điện có thể liên hệ với CHINT Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: service.vn@chintglobal.com
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM