Trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, việc sử dụng thiết bị điện công nghiệp phù hợp cho các loại máy móc đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định dòng điện vận hành và tối ưu hoạt động sản xuất. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về những thiết bị điện quan trọng cho máy chế biến thực phẩm và lợi ích mà chúng mang lại.
Bài viết liên quan:
Tìm hiểu về thiết bị điện công nghiệp được sử dụng cho máy chế biến thực phẩm
1. Yêu cầu về thiết bị điện sử dụng cho máy chế biến thực phẩm trong nhà máy
Để hệ thống điện công nghiệp trong nhà máy hoạt động hiệu quả và an toàn, doanh nghiệp nên cân nhắc các tiêu chí sau đây:
- Sử dụng linh kiện đạt chuẩn chất lượng
Tuân thủ các tiêu chuẩn công nghiệp là tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn thiết bị điện để chế biến thực phẩm. Thông thường, các thiết bị điện sẽ được đặt quy định và tiêu chuẩn bởi các cơ quan quản lý.
Một trong những tiêu chuẩn an toàn về máy móc, thiết bị là HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Point (phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn), xác định các yếu tố rủi ro và các biện pháp giám sát nhằm hạn chế các mối nguy xảy ra trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Ngoài ra, còn có tiêu chuẩn ISO về an toàn thực phẩm cho nhà máy chế biến thực phẩm,…
Vì thế, nên chọn thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn này để vừa tránh được các vấn đề pháp lý, vừa cam kết trách nhiệm xã hội bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Lựa chọn linh kiện có độ bền và chịu nhiệt tốt
Môi trường chế biến thực phẩm thường sẽ khắc nghiệt vì thường xuyên phải tiếp xúc với nhiệt độ cao và những chất ăn mòn. Do đó, việc lựa chọn sử dụng thiết bị điện công nghiệp có độ bền và khả năng chịu nhiệt tốt cũng là yếu tố quan trọng. Đầu tư vào các thiết bị chất lượng cao sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của máy, tránh nguy cơ xảy ra tai nạn bất ngờ và hạn chế việc thay thế, đổi mới các thiết bị thường xuyên.
Ưu tiên lựa chọn thiết bị điện công nghiệp đạt chuẩn chất lượng FDA và có độ bền cao
2. Một số linh kiện, thiết bị điện công nghiệp cho máy chế biến thực phẩm
Sau đây là các thiết bị điện công nghiệp được sử dụng cho máy chế biến thực phẩm:
2.1 Máy biến áp & Bộ lọc cho chất lượng nguồn điện xoay chiều
Máy biến áp (transformer) là thiết bị cảm ứng điện từ dùng để truyền tải, phân phối năng lượng, hoặc chuyển đổi dòng điện xoay chiều theo nguyên lý từ mức này sang mức khác hoặc giảm áp, hạ áp.
Bộ lọc cho nguồn điện xoay chiều có chức năng sản xuất ra dòng điện ổn định trước các yếu tố gây nhiễu như máy cao tần, biến tần, máy hàn, động cơ điện, máy biến thế,…
>> Xem thêm: Biến Áp CHINT Và Tổng Hợp Thông Tin Không Nên Bỏ Qua
2.2 Các thành phần giảm EMC và EMI để vận hành máy hiệu quả
EMC (ElectroMagnetic Compatibility) là khả năng tương thích điện từ. Các linh kiện điện tử có thành phần EMC sẽ có khả năng hoạt động bình thường và an toàn trong môi trường điện từ lớn mà vẫn không gây nhiễu cho các thiết bị và hệ thống điện khác. Việc sử dụng EMC chuẩn chất lượng là điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe người lao động.
EMI (ElectroMagnetic Interference) là nhiễu điện từ. Nếu một thiết bị đang hoạt động và phát ra các trường điện từ gây nhiễu sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị khác đang làm việc trong môi trường đó. Sự xáo trộn sóng điện từ – nhiễu EMI có khả năng làm giảm năng suất của các thiết bị điện, thậm chí là ngừng hoạt động. Vì thế, việc sử dụng các thành phần EMI đúng tiêu chuẩn là điều cần thiết để ngăn chặn những tình huống xấu có thể xảy ra do nhiễu điện từ.
Ứng dụng EMC và EMI trong thiết bị điện công nghiệp để vận hành máy móc hiệu quả hơn
2.3 Đo năng lượng khi sử dụng thiết bị và giảm phụ tải cao điểm
Khi thiết kế một máy chế biến thực phẩm, điều cần thiết là phải xem xét việc đo năng lượng khi sử dụng thiết bị điện công nghiệp và giảm phụ tải lúc cao điểm. Những điều này rất quan trọng để quản lý năng lượng và đảm bảo hoạt động hiệu quả của máy. Cụ thể:
- Đo năng lượng bao gồm việc theo dõi và đo mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị điện khác nhau được sử dụng trong máy chế biến thực phẩm. Để thực hiện thường kết hợp đồng hồ đo năng lượng hoặc thiết bị giám sát năng lượng cho từng thiết bị hoặc bộ phận của máy chế biến thực phẩm. Những đồng hồ này ghi lại các thông số điện như điện áp, dòng điện, hệ số công suất và mức tiêu thụ năng lượng. Dữ liệu thu thập được có thể phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, xác định sự lãng phí và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng.
- Giảm phụ tải cao điểm là cách quản lý điện trong thời gian tiêu thụ cao. Trong hoạt động chế biến thực phẩm, một số thiết bị hoặc quy trình có thể cần một lượng điện năng đáng kể, dẫn đến tải cao điểm. Do đó, việc sử dụng biện pháp này để tránh gây áp lực cho hệ thống điện hoặc phát sinh thêm chi phí. Thông thường, cách giảm phụ tải cao điểm sẽ sử dụng bộ điều khiển có thể tắt tự động hoặc thủ công các thiết bị không cần thiết hoặc giảm mức tiêu thụ điện năng của chúng trong thời gian có nhu cầu cao điểm.
2.4 Thiết bị bảo vệ dòng điện đảm bảo an toàn cho người lao động
Thiết bị bảo vệ dòng điện và an toàn cho người lao động thường được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng là thiết bị RCD (Residual Current Device). Áp dụng RCD trong việc vận hành, sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ giúp ngăn chặn tai nạn về điện xảy ra, đồng thời, bảo vệ các mạch điện trong hệ thống điện. Việc ngăn chặn các tai nạn về điện có thể xảy ra không chỉ giúp chủ doanh nghiệp bảo vệ tài sản, máy móc mà còn đảm bảo sự an toàn cho người lao động và tạo nên môi trường làm việc an toàn hơn.
>> Xem thêm: Tổng Quan Thông Tin Về Thiết Bị RCD
2.5 Khởi động từ và Rơ le để hoạt động lâu dài
Khởi động từ (contactor) là dụng cụ điện hạ áp được dùng để đóng – ngắt mạch điện. Rơ le là thiết bị dùng để ngăn chặn các sự cố quá áp bất ngờ xảy ra. Các thiết bị này còn được dùng để giám sát hoặc ngắt – đóng mạch điện kịp thời khi hệ thống điện sản xuất công nghiệp bị quá tải điện. Lựa chọn nhà cung cấp thiết bị điện công nghiệp uy tín, chất lượng cao để đạt hiệu quả về năng suất và tuổi thọ lâu dài.
2.6 Công tắc ngắt kết nối để tắt nguồn điện an toàn cho động cơ
Công tắc ngắt kết nối là thiết bị an toàn cần thiết được sử dụng trong máy chế biến thực phẩm để đảm bảo tắt máy an toàn và cách ly nguồn điện với động cơ. Thiết bị nâng cao sự an toàn của nhân viên làm việc với thiết bị, giúp ngăn ngừa tai nạn và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về an toàn điện.
2.7 Đầu nối nguồn kín và chống ăn mòn
Các đầu nối điện được sử dụng kết nối các điểm đầu – cuối của thiết bị điện tử để tạo ra một mạch điện, duy trì tính toàn vẹn về điện và an toàn của máy chế biến thực phẩm. Các đầu nối này được thiết kế đặc biệt để chịu được các điều kiện khắt khe trong môi trường chế biến thực phẩm, nơi thường xuyên tiếp xúc với độ ẩm, hóa chất và chất gây ô nhiễm.
2.8 Khối thiết bị đầu cuối ngăn ngừa đoản mạch và lỗi rung
Khối thiết bị đầu cuối (khối mô-đun) thường được dùng trong các thiết bị điện công nghiệp để kết nối và cố định các loại dây điện, cáp điện. Nếu có một bộ dây điện cần kết nối hoặc cần phân phối điện thì có thể sử dụng khối thiết bị đầu cuối. Việc sử dụng khối mô-đun chất lượng cao giúp các dây điện có đường kính khác nhau sẽ được kết nối một cách an toàn, tránh được tình trạng đoản mạch và lỗi rung. Đoản mạch là hiện tượng thường gặp trong các máy chế biến thực phẩm, việc sử dụng các khối thiết bị đầu cuối chất lượng cao có thể cải thiện đáng kể vấn đề này.
2.9 Vòng đệm cho dây cáp, dây điện để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ
Lâu ngày, bụi bẩn sẽ tích tụ và che phủ mặt tiếp xúc của các dây điện, dây cáp. Vì thế, cần có vòng đệm cho dây cáp và dây điện hợp vệ sinh để không chỉ ngăn vi khuẩn tích tụ mà còn giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra ổn định, hiệu quả hơn.
Sử dụng thiết bị điện công nghiệp an toàn, đúng tiêu chuẩn để bảo vệ người lao động khỏi tai nạn điện từ.
2.10 Khay dây và thang cáp bằng thép không gỉ cấp thực phẩm
Sử dụng khay dây bằng thép không gỉ giúp ứng dụng được cho nhiều môi trường điện từ khác nhau. Đồng thời, đảm bảo sự an toàn và bền vững cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
2.11 Cổng giao tiếp và chuyển mạch Ethernet để thu thập dữ liệu
Cổng giao tiếp và chuyển mạch Ethernet là thiết bị giúp kết nối các hệ thống trong mạng cục bộ có dây (mạng LAN) hoặc mạng diện rộng (mạng WAN). Thông qua giao thức này, có thể thu thập dữ liệu cần thiết và tổng hợp các quy tắc cho một ngôn ngữ chung.
2.12 Hệ thống thông gió và làm mát vỏ để kéo dài tuổi thọ hệ thống điều khiển
Hệ thống thông gió có tác dụng lưu thông không khí, từ đó mang lại luồng không khí sạch cho môi trường điện từ. Hệ thống làm mát vỏ được dùng để làm mát động cơ sau quá trình hoạt động dài. Sử dụng hệ thống thông gió và làm mát vỏ giúp kéo dài tuổi thọ và duy trì năng suất hoạt động của máy móc.
3. Giải pháp năng lượng thông minh cho nhà máy thực phẩm
Sử dụng năng lượng thông minh trong sản xuất công nghiệp không chỉ là một xu hướng mà còn là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả bền vững. Giải pháp năng lượng thông minh của CHINT Việt Nam không chỉ tập trung vào việc giảm chi phí năng lượng mà còn tối ưu hóa toàn bộ quy trình sản xuất. Bằng cách theo dõi và điều chỉnh sử dụng năng lượng theo thời gian thực, doanh nghiệp có thể giảm điện năng không cần thiết và tăng cường hiệu suất.
Đồng thời, sự tích hợp của năng lượng thông minh với các công nghệ đổi mới như trí tuệ nhân tạo và Internet of Things tạo ra một môi trường sản xuất thông minh, linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với biến động thị trường. Tóm lại, việc sử dụng năng lượng thông minh trong sản xuất công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích về chi phí mà còn là bước quan trọng hướng tới một mô hình sản xuất bền vững và hiệu quả.
Bài viết trên đã cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cơ bản về thiết bị điện công nghiệp ứng dụng cho nhà máy chế biến thực phẩm. CHINT cam kết mang đến giải pháp năng lượng thông minh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM