Năng Lượng Ở Việt Nam Sau Khi Việt Nam Quy Hoạch Điện VIII

Trong nhiều năm qua năng lượng luôn là vấn đề được cả thế giới quan tâm, trong đó không ngoại trừ Việt Nam. Để tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng, tháng 5/2023, chính phủ Việt Nam đã chính thức phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). 

Vậy thì cơ hội và thách thức của ngành năng lượng ở Việt Nam sau khi chính phủ phê duyệt Quy hoạch này là gì? Hãy cùng CHINT tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

Bài viết liên quan: 

các loại năng lượng ở việt nam

Việt Nam chính phức phê duyệt Quy hoạch điện VIII
(Nguồn: Báo Chính Phủ)

1. Năng lượng ở Việt Nam

Tại Việt Nam, năng lượng đã và đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động kinh tế, sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, nhu cầu về năng lượng ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể khi đất nước bước vào thời kỳ đô thị hoá và kinh tế phát triển như hiện nay. 

Theo kết quả báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong thời gian từ 2011 đến 2019, con số tiêu thụ năng lượng đã tăng từ 48 triệu tấn dầu tương đương (TOE) lên 89 triệu TOE. Tốc độ tăng trưởng này ước tính đạt 5,9% hàng năm. Theo kết quả này, Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có tăng trưởng nhu cầu sử dụng năng lượng nhanh nhất bên cạnh Philipines và Indonesia. 

Tuy nhiên, sử dụng năng lượng ở Việt Nam vẫn chủ yếu được đáp ứng bởi bởi các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, khí đốt, điện hạt nhân, dầu mỏ và năng lượng mặt trời. Điều này đặt ra những thách thức lớn cho đất nước trong việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng bền vững và đáp ứng mục tiêu giảm khí thải nhà kính.

sản xuất năng lượng ở việt nam

Nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng
(Nguồn: Renewable Energy Vietnam)

2. Thực trạng sử dụng năng lượng ở Việt Nam

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời tại Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn nhất thế giới, đặc biệt ở miền Trung và Nam Trung Bộ. Tuy tỉ lệ sử dụng còn thấp, chỉ khoảng 0.01% do các rào cản đến từ giá thành đầu tư ban đầu rất cao, thiếu chính sách hỗ trợ từ chính phủ và cơ sở hạ tầng lưới điện chưa đầy đủ. Thế nhưng với chính sách hỗ trợ và biện pháp thúc đẩy từ chính phủ, năng lượng mặt trời tại Việt Nam hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đóng góp vào sự phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam.

pin năng lượng mặt trời trong thị trường năng lượng ở việt nam

Thực trạng sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam
(Nguồn: PV Tech)

Năng lượng gió 

Hiện nay tỉ lệ sản lượng chỉ khoảng 0.5% do gặp các khó khăn như giá thành đầu tư ban đầu cao, kết nối lưới điện, thiếu hạ tầng truyền tải và thiếu chính sách hỗ trợ mạnh mẽ. Đặc biệt là rào cản khi Việt Nam thiếu hụt kinh nghiệm và kỹ thuật trong việc lắp đặt và vận hành hệ thống năng lượng gió.

Nhưng với tiềm năng vốn có, chính phủ đã đặt mục tiêu phát triển năng lượng gió, với kế hoạch tăng 2,1% tổng sản lượng điện năng sản xuất vào năm 2030. Điều này sẽ góp phần cho tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển ổn định của nguồn năng lượng ở Việt Nam

năng lượng gió là năng lượng ở Việt Nam tiềm năng

Năng lượng gió là nguồn năng lượng có tiềm năng phát triển ở Việt Nam
(Nguồn: IUCN)

Năng lượng than

Năng lượng than là nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất điện tại Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 36,4% tổng sản lượng điện năng. Mặc dù giá thành năng lượng than thấp, nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, nó lại gây ra các tác động xấu lên môi trường và sức khoẻ của con người.

Để giảm thiểu tình trạng phụ thuộc này, chính phủ và cộng đồng cần phải tìm kiếm các giải pháp năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Đồng thời cần phải tích cực thúc đẩy sử dụng năng lượng mới thông qua các chính sách hỗ trợ và đầu tư để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng tại Việt Nam.

năng lượng ở việt nam phụ thuộc nhiều vào năng lượng than

Sử dụng năng lượng than tại Việt Nam
(Nguồn: NS Energy)

Năng lượng thuỷ điện

Năng lượng thuỷ điện đóng góp 35,8% tổng sản lượng điện năng sản xuất. Loại năng lượng này vẫn có những mặt hạn chế như ảnh hưởng đến môi trường và gặp khó khăn về mặt kỹ thuật, tài chính và pháp lý. Tuy vậy, đây là năng lượng tái tạo, không gây ra khí ô nhiễm và đảm bảo cung cấp điện năng ổn định, an toàn cho hệ thống điện năng.

Trong tương lai, năng lượng thuỷ điện vẫn có tiềm năng phát triển. Đặc biệt là khi công nghệ mới được áp dụng, giúp giảm thiểu tác động lên môi trường. Chính phủ cũng cần đưa ra các chính sách và pháp luật về quản lý cũng như sử dụng năng lượng thủy điện hiệu quả hơn.

thuỷ điện là năng lượng ở Việt Nam được khai thác nhiều

Khai thác năng lượng thuỷ điện ở Việt Nam
(Nguồn: VnExpress International)

Năng lượng hạt nhân

Năng lượng hạt nhân đang là một giải pháp đáng chú ý trong ngành sản xuất năng lượng ở Việt Nam hiện nay. Giải pháp này mang lại hiệu suất cao và ổn định, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm lên môi trường. Tuy nhiên, khai thác năng lượng hạt nhân cũng đi kèm với nhiều rủi ro về an toàn và vấn đề phân bố nguyên liệu hạt nhân. Chính phủ và cộng đồng cần phải nhanh chóng tìm ra giải pháp để khai thác, sử dụng năng lượng an toàn, hiệu quả nhất.

nhà máy hạt nhân trong khai thác năng lượng ở việt nam

Năng lượng hạt nhân là giải pháp năng lượng đáng chú ý hiện nay
(Nguồn: VOV)

Năng lượng sinh khối

Nguồn năng lượng này được tạo ra từ các loại nguyên liệu sinh học như bã mía, rơm, bã đậu nành, trấu,… Đây cũng là loại năng lượng có tiềm năng phát triển ở Việt Nam, giúp đáp ứng một phần nhu cầu về năng lượng ở Việt Nam

Tuy nhiên, việc phát triển năng lượng sinh khối vẫn gặp nhiều khó khăn, bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cao, thiếu kinh nghiệm quản lý và vận hành, và khó khăn trong việc kết nối lưới điện. Chính phủ cần có sự hỗ trợ bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.

năng lượng sinh khối đáp ứng một phần nhu cầu về năng lượng ở việt nam

Năng lượng sinh khối giúp đáp ứng một phần nhu cầu về năng lượng của Việt Nam
(Nguồn: tinhte.vn)

3. Cơ hội và thách thức sau khi Việt Nam phê duyệt quy hoạch điện VIII (PDP8)

Quy hoạch Phát triển Điện lực 8 (PDP8) đánh dấu một bước quan trọng trong kế hoạch trở thành nền một kinh tế tương xứng vào năm 2050 của Việt Nam. Quy hoạch này xác định nhiều cơ hội quan trọng cho sự phát triển của năng lượng xanh ở Việt Nam, nhưng cũng đem lại một số rủi ro về mặt kinh tế, tài chính và an ninh năng lượng. 

Cơ hội

  • PDP8 đặt mục tiêu giảm khí thải và thúc đẩy năng lượng sạch, góp phần xây dựng tương lai bền vững và giảm biến đổi khí hậu.
  • Mục tiêu về phát thải khí từ sản xuất điện tuân thủ cam kết quốc tế (JETP), nhờ đó tham gia vào cuộc đua khí thải toàn cầu.
  • Tận dụng tiềm năng năng lượng tái tạo như gió và mặt trời để đáp ứng nhu cầu năng lượng mà không gây hại môi trường.
  • Tiềm năng mạnh mẽ trong công nghệ năng lượng tái tạo đa dạng, nâng cao mục tiêu giảm khí thải và phát triển năng lượng sạch.
  • Cơ hội trở thành nước xuất khẩu năng lượng xanh hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, tạo nguồn thu nhập từ việc cung cấp năng lượng tái tạo cho các quốc gia khác.

Khai thác năng lượng ở Việt Nam

Cơ hội cho năng lượng ở Việt Nam sau PDP8
(Nguồn: Hanoi Times)

Thách thức

  • Phụ thuộc vào khi đốt gây nguy cơ đe dọa an ninh năng lượng của đất nước do nguồn cung khí tự nhiên trong nước đang cạn kiệt và các mỏ khí mới trở nên đắt đỏ hơn.
  • Nguy cơ tài sản bị kẹt lại của nhà đầu tư nước ngoài khi bỏ vốn vào cơ sở hạ tầng than, khí đốt và LNG, khi thị trường chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
  • Thiếu chính sách hỗ trợ và quy trình rõ ràng của các dự án mới về năng lượng sạch.
  • Công nghệ chuyển đổi năng lượng đắt đỏ và chưa được kiểm nghiệm khi chuyển đổi từ các nguồn năng lượng truyền thống sang các công nghệ mới như đốt chung than và ammonia.
  • Kết nối lưới điện gặp khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng triển khai năng lượng sạch.

công nhân lắp đặt pin mặt trời để khai thác năng lượng ở việt nam

Những thách thức cho ngành năng lượng ở Việt Nam sau PDP8
(Nguồn: VnExpress International)

4. Tổng kết

Thực trạng sử dụng năng lượng trong nước được đánh giá qua nhiều khía cạnh. Từ năng lượng mặt trời và gió đến các nguồn năng lượng truyền thống như than, thủy điện và năng lượng hạt nhân. Mỗi nguồn năng lượng có thực trạng khai thác, tiềm năng và thách thức riêng. 

Sau khi Việt Nam phê duyệt Quy hoạch Điện VIII (PDP8) đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc sản xuất năng lượng ở Việt Nam. Nhờ đó giúp tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng và góp phần vào mục tiêu toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính. Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc nào khác về các giải pháp năng lượng thông minh, vui lòng liên hệ ngay cho CHINT Việt Nam để nhận tư vấn chi tiết về các giải pháp chúng tôi đã và đang triển khai toàn cầu. 

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.

---------------------------------

CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: [email protected]

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Related Posts

Hotline kỹ thuật: 0332587777