Điện mặt trời áp mái là một xu hướng của nhiều hộ gia đình, tòa nhà, trường học… hiện nay. Một trong những lợi ích nổi bật của điện mặt trời là có thể giúp chủ nhà tự chủ về năng lượng tốt hơn.
Đây được xem là một giải pháp tuyệt vời để tận dụng nguồn năng lượng mặt trời cho việc phát điện, vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường hiệu quả. Cùng CHINT Việt Nam tìm hiểu cách lắp điện mặt trời áp mái qua bài viết dưới đây.
Bài viết liên quan:
Lắp điện mặt trời áp mái giúp mang đến nguồn điện an toàn, chủ động
(Nguồn: VNEEP)
1. Thông tin chi tiết về điện mặt trời áp mái
1.1 Hệ thống điện mặt trời áp mái là gì?
Hệ thống năng lượng mặt trời áp mái là một hệ thống các tấm pin mặt trời được đặt trên mái của các tòa nhà hoặc các công trình xây dựng. So với các trạm năng lượng mặt đất, hệ thống này thường có quy mô nhỏ hơn đáng kể. Công suất của hệ thống năng lượng mặt trời áp mái có thể dao động từ 5-20KW cho các tòa nhà dân dụng, trong khi các dự án thương mại có thể có công suất lớn hơn, lên đến 100KW hoặc thậm chí còn cao hơn.
Hệ thống này có khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng nhờ vào các tấm pin. Lợi ích của điện mặt trời áp mái là giúp tiết kiệm tiền điện, tạo ra nguồn năng lượng tái tạo giúp chủ động điện năng và bảo vệ môi trường tốt hơn các nguồn năng lượng khác.
Cấu tạo hệ thống lắp điện mặt trời áp mái
(Nguồn: eastups)
1.2 Nguyên lý hoạt động điện mặt trời áp mái
Hệ thống điện mặt trời áp mái hoạt động theo nguyên lý đơn giản như sau:
- Ánh sáng mặt trời sẽ được các tấm pin hấp thụ nhờ vào hiệu ứng quang điện.
- Nguồn điện một chiều này sẽ chuyển thành điện xoay chiều nhờ inverter hòa lưới.
1.3 Phân loại hệ thống điện mặt trời áp mái
1.3.1 Hệ thống điện mặt trời áp mái độc lập
Lắp đặt điện mặt trời áp mái độc lập (Off Grid) giúp chuyển hoá năng lượng mặt trời hấp thụ được thành điện năng. Hệ thống này thường được lắp đặt tại những nơi có địa hình khó khăn, hiểm trở hoặc chưa có mạng lưới điện quốc gia. Với hệ thống này, người tiêu dùng có thể tự chủ được nguồn điện mà không phụ thuộc vào lưới điện.
Hệ thống điện mặt trời áp mái độc lập (Off-grid)
(Nguồn: Stock)
1.3.2 Hệ thống điện mặt trời áp mái nối lưới trực tiếp
Hệ thống điện mặt trời áp mái nối lưới trực tiếp (Grid-connected) thường được lắp đặt trên mái nhà hoặc các cấu trúc mái khác. Hệ thống này lắp đặt đơn giản, ít tốn kém chi phí và ít phải bảo trì.
Hệ thống điện mặt trời áp mái được nối lưới trực tiếp (Grid-connected)|
(Nguồn: SolarSmith Energy)
1.3.3 Hệ thống điện mặt trời áp mái kiểu kết hợp
Hệ thống điện mặt trời áp mái kiểu kết hợp (Hybrid) là hệ thống tích hợp giữa hệ thống lưu trữ năng lượng và hệ thống điện mặt trời, cho phép lưu giữ năng lượng để sử dụng sau đó khi cần thiết. Loại hệ thống này có thể giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào hệ thống lưới điện công cộng, đảm bảo luôn có nguồn điện tiêu thụ. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt ban đầu khá cao và nguyên lý hoạt động khá phức tạp.
Hệ thống điện mặt trời áp mái có nhiều loại mô hình khác nhau
(Nguồn: Stock)
2. Lắp điện mặt trời áp mái đúng chuẩn như thế nào?
Lắp đặt điện mặt trời áp mái có quy trình thế nào, quy định ra sao? Hãy cùng theo dõi các thông tin dưới đây để được giải đáp nhé!
2.1 Các vị trí lắp hệ thống điện mặt trời áp mái
Tấm pin năng lượng mặt trời nên được lắp đặt trên mái nhà dốc, hướng về phía mặt trời để có thể hấp thụ năng lượng tốt nhất. Đặc biệt, tấm pin không nên bị che khuất bởi bóng râm từ các tòa nhà khác hay cây cối. Hệ thống điện mặt trời áp mái có thể được lắp đặt trên mái nhà hộ gia đình, nhà máy, văn phòng, bệnh viện, trường học… và có thể đặt tại các vị trí khác nhau trên mái, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và cách lắp đặt.
Đặt tấm pin mặt trời hướng về phía mặt trời để hấp thụ năng lượng tốt nhất
(Nguồn: Vivablast)
2.2 Quy trình lắp điện mặt trời áp mái
Quy trình lắp điện mặt trời áp mái được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Dựng khung nền, tấm ốp lưng của tấm pin mặt trời, phủ đều lên chúng các lớp sơn chống tia cực tím (với các loại khung bằng gỗ).
- Bước 2: Liên kết các bộ phận lại với dây chì hàn, tạo thành chuỗi. Đặt những chuỗi cell vào tấm lót, tiến hành nối chúng lại với nhau.
- Bước 3: Điều chỉnh khung nền sao cho vừa vặn với tấm ốp lưng, ráp chúng vào với nhau. Sử dụng dây dẫn để kéo ra sau tấm pin năng lượng mặt trời tới các thiết bị thu nhận năng lượng, cài đặt 1 điốt chặn dây dẫn phía cực dương để ngăn chặn năng lượng tự xả. Cần kiểm tra để đảm bảo pin hoạt động ổn định, đạt hiệu quả trước khi tiến hành lắp kính cường lực. Để bảo vệ tấm pin mặt trời, cần bọc kín các khe hở giữa viền khung, tấm ốp lưng và lớp bọc ngoài với chất hàn silicon.
- Bước 4: Để hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái đạt hiệu suất tối đa, cần lắp đặt theo góc nghiêng và chọn vị trí có nhiều ánh sáng nhất. Sau khi lắp đặt, nên kiểm tra thật kỹ từng phần để đảm bảo tấm pin hoạt động hiệu quả.
Chi phí lắp điện mặt trời áp mái có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm quy mô hệ thống, vị trí địa lý, loại tấm pin mặt trời sử dụng, các loại giấy tờ khác… Thông thường, mức phí có thể dao động từ 50 – 100 triệu hoặc hơn.
3. Quy định về lắp điện mặt trời áp mái
Quy định về lắp đặt điện mặt trời áp mái có những điều gì cần lưu ý, thủ tục như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Dưới đây là những thông tin bạn cần ghi nhớ để có thể hoàn thiện hệ thống điện mặt trời áp mái.
3.1 Các thủ tục và giấy tờ cần thiết để lắp điện mặt trời áp mái
- Chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý điện lực địa phương. Sau đó, chủ đầu tư cần khảo sát và thỏa thuận đấu nối vào lưới điện để đảm bảo công suất không vượt quá định mức của đường dây.
- Thiết kế hệ thống dựa trên vị trí, hướng của tấm pin mặt trời, và yêu cầu năng lượng của chủ đầu tư.
- Chủ đầu tư cần thực hiện thẩm định kỹ thuật hệ thống điện mặt trời để đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn và chất lượng, nếu không đạt, cần khắc phục tới khi đạt tiêu chuẩn.
- Kiểm tra thông số kỹ thuật của dự án và tiến hành ký kết hợp đồng mua bán điện với các đơn vị điện lực, chủ đầu tư sẽ tiến hành thay thế công tơ đo đếm 01 chiều bằng công tơ đo đếm 02 chiều.
- Tiến hành theo dõi và xem xét định kỳ hiệu suất của hệ thống điện mặt trời sau khi lắp đặt để đảm bảo năng suất tốt nhất.
3.2 Các yêu cầu kỹ thuật và an toàn khi lắp điện mặt trời áp mái
Lắp điện mặt trời áp mái đòi hỏi tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn và đạt hiệu suất tốt nhất. Dưới đây là những yêu cầu quan trọng cần lưu ý trước khi lắp đặt:
- Xác định quy mô hệ thống điện mặt trời phù hợp, căn cứ vào nhu cầu cần sử dụng hay đầu tư sinh lợi nhuận.
- Trước khi tiến hành lắp đặt, cần thực hiện khảo sát để chắc chắn rằng mái nhà có thể chịu được trọng lượng của hệ thống điện mặt trời.
- Lựa chọn nhà sản xuất, đơn vị cung ứng uy tín. Chọn lựa vật liệu, thiết chất lượng, có khả năng chịu nhiệt và chống lại tác động từ thời tiết tốt, đảm bảo hệ thống hoạt động bền bỉ trong thời gian dài.
- Lựa chọn vị trí lắp đặt phù hợp, tránh các vùng bị che khuất bởi cây cối, nhà ở. Cố định chắc chắn các tấm pin mặt trời, đảm bảo các dây dẫn điện cần được cách điện và chống thấm.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, nên lắp thiết bị chống sét hoặc thực hiện các biện pháp bảo hộ để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện mặt trời.
- Cần lắp đặt các thiết bị ngắt mạch tự động, đảm bảo tất cả các dây điện được được cách ly an toàn để tránh nguy cơ xảy ra sự cố điện.
- Thực hiện kiểm tra chất lượng sau khi lắp đặt để đảm bảo hệ thống điện mặt trời áp mái hoạt động đúng cách và hết công suất.
Cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khi lắp điện mặt trời áp mái
(Nguồn: CNET)
4. CHINT cung cấp giải pháp hệ thống điện mặt trời áp mái
Được thành lập vào năm 1984, trải qua gần 40 năm hoạt động, CHINT tự hào là một thương hiệu toàn cầu hàng đầu về các giải pháp năng lượng thông minh. Tại Việt Nam, CHINT đã có nhiều dự án lắp đặt điện mặt trời áp mái nổi bật, có thể kể đến như dự án năng lượng mặt trời Đa Mi và Vĩnh Hảo tại Bình Thuận.
Tham khảo dự án điện mặt trời áp mái của CHINT Việt Nam tại đây:
Trên đây là các thông tin được CHINT Việt Nam tổng hợp về hệ thống lắp điện mặt trời áp mái. Hãy liên hệ với chúng tôi để giúp bạn tìm ra các giải pháp năng lượng tốt nhất cho trường hợp và nhu cầu riêng của bạn.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM