Khởi động dol được hiểu đơn giản là khởi động trực tiếp, cung cấp và đưa trực tiếp nguồn điện vào động cơ. Loại thiết bị này đóng vai trò rất quan trọng, có thể giúp đơn giản hóa việc sử dụng động cơ đảm bảo an toàn. Đồng thời giúp nâng cao độ bền và kéo dài tuổi thọ cho động cơ.
Vậy, sản phẩm khởi động trực tiếp này có ưu, nhược điểm gì, nguyên lý hoạt động và ứng dụng ra sao? Cùng CHINT Việt Nam khám phá thêm các thông tin thú vị khác qua bài viết dưới đây nhé!
Bài viết liên quan:
Hệ thống khởi động trực tiếp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp
1. Hệ thống khởi động DOL là gì?
Hệ thống khởi động trực tiếp (hay DOL Starter, tên tiếng anh là direct online start) là hệ thống khởi động đơn giản nhất cho việc khởi động động cơ. Hệ thống khởi động này chỉ bao gồm cầu dao tự động, khởi động từ và rơ le nhiệt để bảo vệ động cơ. Một số đặc điểm của hệ thống DOL:
- Dòng khởi động: 5 đến 8 lần dòng định mức
- Momen khởi động: 0,5 đến 1,5 lần momen định mức
1.1 Ký hiệu DOL
Ký hiệu DOL là viết tắt của cụm từ “Direct-On-Line”. Đây là cách hình dung đơn giản nhất để tạo nên bộ khởi động động cơ cơ bản. Phương pháp khởi động bằng thiết bị khởi động trực tiếp này sẽ kết nối trực tiếp động cơ với nguồn điện. Một bộ khởi động dol thường sẽ bao gồm 1 bộ ngắt mạch, công tắc tơ cùng một rơ le để bảo vệ quá tải, giúp ngăn chặn động cơ hoạt động ở dòng điện quá cao.
1.2 Cấu tạo của khởi động DOL
Khởi động dol bao gồm những thành phần chính như sau:
- Công tắc điều khiển: được sử dụng để bật/tắt động cơ, có 2 chế độ “Start” để khởi động động cơ và “Stop” để tắt động cơ.
- Công tắc nhiệt: nằm bên trong khởi động, có chức năng theo dõi dòng điện đầu vào và tiến hành tắt động cơ nếu dòng điện vượt quá giới hạn an toàn.
- Contactor: đây là thiết bị điện từ được sản xuất nhằm mục đích kết nối hoặc ngắt mạng điện khởi động cơ. Khi công tắc được khởi động, contactor sẽ đóng và cho phép dòng điện chạy qua động cơ.
- Bảng điều khiển: bao gồm các thành phần điện tử như công tắc điều khiển, công tắc nhiệt, và contactor. Ngoài ra, bảng điều khiển có thể bao gồm các chỉ báo trạng thái và bảng điều chỉnh.
- Ngắt mạch: Có thể được sử dụng để ngắt mạch điện khi cần thực hiện bảo dưỡng hoặc sửa chữa.
- Thiết bị bảo vệ quá tải và quá dòng.
- Cuộn dây điện từ: được đặt trong contractor và được kích hoạt bằng một tín hiệu điện, thường là từ công tắc. Cuộn dây điện từ giúp tạo ra trường từ , được sử dụng để kiểm soát và điều chỉnh dòng điện.
- Tiếp điểm điện: các tiếp điểm điện trong contactor đóng vai trò chuyển dòng điện từ nguồn đến động cơ khi cuộn dây điện từ được kích hoạt.
Cấu tạo của khởi động DOL có thể thay đổi tùy theo nhà sản xuất và mục đích sử dụng cụ thể. Tuy nhiên, chức năng chính của thiết bị này vẫn là kết nối động cơ trực tiếp với nguồn điện để khởi động nhanh chóng và dừng động cơ một cách đơn giản.
1.3 Nguyên lý hoạt động của DOL
Dol trong tủ điện là gì? Đây là hệ thống điều khiển có thể trực tiếp cung cấp nguồn điện cho động cơ từ ban đầu mà không cần thông qua bất kỳ mạch điều khiển nào. Điều này sẽ giúp động cơ hoạt động nhanh chóng và mạnh mẽ, thích hợp trong các ứng dụng đòi hỏi động cơ phải có tính ổn định cao. Quá trình hoạt động của DOL bao gồm các bước cơ bản sau:
- Khi công tắc được bật, mạch điện đóng và nguồn điện sẽ được cung cấp cho động cơ. Lúc này, điện áp và dòng điện ban đầu tăng lên đột ngột khi động cơ bắt đầu hoạt động.
- Dòng điện khởi đầu cao tạo ra một momen xoắn lớn, động cơ sẽ tiếp tục gia tóc cho đến khi hoạt động ổn định.
- Quá trình khởi động DOL có thể tạo ra đỉnh dòng điện và điện áp trong mạch điện. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện và các thiết bị khác trong mạch.
- Khi công tắc tắt được khởi động, mạch điện mở và nguồn điện dừng cung cấp cho động cơ, dừng quá trình hoạt động.
2. Ưu và nhược điểm hệ thống khởi động DOL
Ưu điểm của khởi động dol: Đơn giản, chi phí đầu tư ban đầu thấp, momen khởi động lớn, thời gian khởi động ngắn.
Nhược điểm:
- Dòng khởi động lớn gây ra hiện tượng sụt điện áp lưới
- Gây sốc và hao mòn động cơ và hệ thống máy, làm giảm tuổi thọ động cơ và hệ thống máy
- Không điều chỉnh được thông số khởi động và dừng như dòng khởi động, thời gian khởi động, thời gian dừng động cơ.
Hệ thống khởi động trực tiếp bao gồm cầu dao tự động, khởi động từ và rơ le nhiệt để bảo vệ động cơ
3. Ứng dụng của hệ thống DOL
Một số ứng dụng phổ biến của khởi động DOL có thể kể đến như:
Trong các ứng dụng thủy lực, loại thiết bị này có chức năng khởi động động cơ máy bơm nước, được sử dụng trong các loại máy bơm nhỏ cho đến hệ thống cấp nước công nghiệp quy mô lớn. Thiết bị khởi động trực tiếp cũng được lắp đặt phổ biến trong các loại máy móc công nghiệp khác như máy nén khí, máy gia công kim loại…
Các thiết bị trong ngành chế biến thực phẩm như máy đóng gói, máy trộn… cũng ứng dụng thiết bị khởi động trực tiếp DOL để điều khiển động cơ. Bên cạnh đó, trong các hệ thống điều hòa không khí và thông gió, sản phẩm này cũng được lắp đặt với vai trò là khởi động các động cơ quạt.
4. CHINT cung cấp đầy đủ thiết bị cho một bộ khởi động động cơ trực tiếp – DOL
Với nhiều năm kinh nghiệm cùng vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp điện, CHINT tự hào là một trong những đơn vị cung cấp thiết bị điện và giải pháp năng lượng thông minh hàng đầu hiện nay. Những thiết bị điện CHINT luôn cam kết đạt chất lượng tốt nhất, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghiệp, xây dựng cho đến hệ thống điện lưới và năng lượng thông minh.
Bộ khởi động trực tiếp CHINT mang tới bao gồm:
- Cầu dao tự động: loại NXM với dòng điện định mức từ 10A đến 1600A, điện áp hoạt động từ 220VAC đến 415VAC.
- Khởi động từ: loại NXC với dòng điện định mức từ 6A đến 630A
- Rờ le nhiệt: loại NXR, với dãy dòng điện có thể điều chỉnh được từ 0.1A đến 630A.
Hệ thống khởi động trực tiếp với các thiết bị điện CHINT Việt Nam
Hy vọng qua những thông tin vừa được chia sẻ qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của khởi động DOL trong hệ thống điện. Theo dõi các bài viết của CHINT để cập nhật các thông tin hữu ích về ngành năng lượng điện trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM