Tổng quan về hệ thống điện mặt trời không hòa lưới

Giữa tình hình biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, hệ thống điện mặt trời không hòa lưới đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Với khả năng tạo ra điện năng từ ánh sáng mặt trời mà không cần kết nối với lưới điện công cộng, công nghệ này mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây! 

Bài viết liên quan: 

Điện mặt trời không hòa lưới cung cấp năng lượng độc lập

Điện mặt trời không hòa lưới là hệ thống cung cấp năng lượng độc lập, không phụ thuộc vào lưới điện công cộng

1. Điện mặt trời không hòa lưới là gì?

Điện mặt trời không hòa lưới là hệ thống cung cấp năng lượng độc lập, không phụ thuộc vào lưới điện công cộng. Người tiêu dùng sử dụng hệ thống này phải tự trang bị các thiết bị như tấm pin năng lượng mặt trời, bộ biến đổi điện áp, bộ điều khiển sạc và bình ắc quy. Dù chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng người tiêu dùng có thể hưởng lợi từ việc tiết kiệm chi phí điện hàng tháng và bảo vệ môi trường.

Hệ thống năng lượng mặt trời không hòa lưới rất phù hợp cho những nơi thiếu hụt điện, đặc biệt là những vùng xa xôi, khó tiếp cận hoặc không có lưới điện công cộng. Đây là giải pháp năng lượng bền vững và hiệu quả cho những người muốn tự chủ về năng lượng.

Điện mặt trời không hòa lưới là giải pháp năng lượng hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Điện mặt trời không hòa lưới là giải pháp năng lượng bền vững và hiệu quả cho những người muốn tự chủ về năng lượng

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điện mặt trời không hòa lưới

2.1 Cấu tạo của hệ thống điện mặt trời không hòa lưới

Hệ thống điện mặt trời không hòa lưới bao gồm các thành phần chính sau :

  • Tấm pin năng lượng mặt trời (solar panel): Thiết bị này chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện dưới dạng dòng điện một chiều (DC).
  • Bộ biến đổi điện áp (PV inverter): Dòng điện một chiều (DC) từ tấm pin năng lượng mặt trời hoặc bình ắc quy sẽ được chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) để cấp cho các thiết bị sử dụng nhờ inverter.
  • Bộ điều khiển sạc (charge controller): Thiết bị giúp điều chỉnh dòng điện sạc vào bình ắc quy, ngăn chặn quá sạc hoặc quá xả, bảo vệ tuổi thọ của bình ắc quy. Chức năng của nó là điều chỉnh dòng điện sạc vào và ra của bình ắc quy, ngăn chặn quá sạc hoặc quá xả, bảo vệ tuổi thọ của bình ắc quy.
  • Bình ắc quy (battery): Bình ắc quy sẽ lưu trữ năng lượng điện, cung cấp dòng điện một chiều (DC) cho inverter khi thiếu ánh sáng mặt trời hoặc khi nhu cầu sử dụng vượt quá sản lượng của tấm pin năng lượng mặt trời.
  • Các thiết bị phụ trợ khác như cầu chì, công tắc, dây cáp, khung giá đỡ, hệ thống đo đếm, giám sát, bảo vệ…

Cấu tạo chi tiết của điện mặt trời không hòa lưới

Sơ lược về các thành phần điện năng lượng mặt trời không hòa lưới

2.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời không hòa lưới

Hệ thống điện năng lượng mặt trời không hòa lưới hoạt động theo nguyên lý sau:

Về cơ bản, khi có ánh sáng mặt trời, tấm pin năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Dòng điện DC từ tấm pin năng lượng mặt trời sẽ được gửi đến inverter, để chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều phù hợp với các thiết bị sử dụng. Dòng điện AC từ inverter sẽ được cấp cho các thiết bị sử dụng.

Nếu sản lượng của tấm pin năng lượng mặt trời vượt quá nhu cầu sử dụng, phần dư thừa sẽ được gửi đến bộ điều khiển sạc để sạc cho bình ắc quy. Khi thiếu ánh sáng hoặc nhu cầu sử dụng cao hơn sản lượng của tấm pin năng lượng mặt trời, bình ắc quy sẽ cung cấp dòng điện DC cho inverter, để chuyển đổi thành dòng điện AC và cấp cho các thiết bị sử dụng.

3. Lợi ích của hệ thống điện mặt trời không hòa lưới

Điện mặt trời không hòa lưới là hệ thống cung cấp năng lượng độc lập, không kết nối với lưới điện công cộng. Một số lợi ích của hệ thống này như:

  • Không phụ thuộc vào lưới điện công cộng, có thể sử dụng ở những nơi xa xôi, khó tiếp cận hoặc không có lưới điện.
  • Không phải trả tiền mua điện từ EVN, có thể tiết kiệm chi phí trong dài hạn.
  • Thân thiện với môi trường, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
  • Tự chủ nguồn điện, không lo sợ bị mất điện dù ngày hay đêm.
  • Có thể di chuyển và lắp đặt dễ dàng.

4. Ứng dụng của điện mặt trời không hòa lưới

Điện mặt trời không hòa lưới có nhiều ứng dụng khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của người dùng. Một số ứng dụng phổ biến của hệ thống điện mặt trời không nối lưới như:

  • Hệ thống cung cấp năng lượng cho các vùng sâu vùng xa, khó tiếp cận hoặc không có lưới điện. Chúng giúp cải thiện đời sống, giáo dục, y tế và phát triển kinh tế cho người dân ở những vùng này.
  • Điện năng lượng mặt trời không hòa lưới có thể cấp điện cho các ngành nông nghiệp và công nghiệp, hỗ trợ các hoạt động như tưới tiêu, chăn nuôi, chế biến, bảo quản, sản xuất… Nhờ đó, chúng giúp tăng năng suất, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
  • Điện mặt trời không nối lưới có thể cấp nguồn điện cho các thiết bị viễn thông, an ninh và quân sự, đảm bảo nguồn điện ổn định và liên tục cho các thiết bị trạm phát sóng, camera an ninh, radar, máy bay không người lái… Nhờ hệ thống này các thiết bị có thể duy trì liên lạc, giám sát và bảo vệ an ninh quốc gia.
  • Hệ thống cũng cho phép người dùng, các ngôi nhà hoặc doanh nghiệp muốn tự chủ về năng lượng không phụ thuộc vào lưới điện công cộng.

5. Cách chọn điện mặt trời không hòa lưới chất lượng

Để chọn một hệ thống điện mặt trời không hòa lưới chất lượng, doanh nghiệp cần cân nhắc 3 yếu tố nhu cầu sử dụng điện, chất lượng và hiệu suất của các thiết bị, chi phí đầu tư & hoàn vốn. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tính toán tổng công suất và dung lượng điện sử dụng trong một ngày, để chọn kích thước và loại của các thiết bị trong hệ thống. 

Các thiết bị cần chọn có chất lượng cao, độ bền cao, hiệu suất cao và bảo hành tốt. Cần chọn các thiết bị có thương hiệu uy tín, chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật và có sự hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối.

Nên so sánh giá cả và hiệu quả của các hệ thống điện năng lượng mặt trời không hòa lưới khác nhau, để chọn ra hệ thống phù hợp với khả năng tài chính và mong muốn hoàn vốn

6. Làm thế nào để lắp điện mặt trời không hòa lưới?

Để lắp điện mặt trời không hoà lưới cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Xác định nhu cầu sử dụng điện, để chọn kích thước và công suất của hệ thống.
  • Bước 2: Chọn các thiết bị chất lượng cao và phù hợp cho hệ thống.
  • Bước 3: Lắp đặt khung giá đỡ cho tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà hoặc vị trí phù hợp.
  • Bước 4: Đấu nối các tấm pin năng lượng mặt trời với nhau, rồi đấu nối vào bộ điều khiển sạc. 
  • Bước 5: Đấu nối bộ biến đổi điện áp với bình ắc quy. 
  • Bước 6: Lập trình các thông số kỹ thuật cho bộ điều khiển sạc và bộ biến đổi điện áp, theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các thông số kỹ thuật bao gồm điện áp, dòng điện, tần số, thời gian sạc, mức xả sâu, khởi động máy phát điện tự động (nếu có)…
  • Bước 7: Kiểm tra lại các kết nối và hoạt động của hệ thống. Bật các công tắc và ngắt kết nối theo trình tự: ngắt kết nối DC chính cho biến tần, đầu ra của bộ điều khiển sạc, hộp kết hợp năng lượng mặt trời, đầu vào cho các bộ điều khiển sạc. Kiểm tra lại điện áp và dòng điện của các thiết bị. Bật lại các công tắc và ngắt kết nối theo trình tự ngược lại.

7. Giá hệ thống năng lượng mặt trời không hoà lưới

Chi phí của một hệ thống điện mặt trời không hòa lưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như kích thước, công suất, loại và chất lượng của các thiết bị. Một hệ thống năng lượng mặt trời không nối lưới bao gồm các thiết bị chính sau:

STT TÊN THIẾT BỊ CHI PHÍ
1 Solar panel Từ $5.000 đến $30.000
2 Hybrid Inverter Từ $3.000 đến $13.000
3 Charge controller Từ $100 đến $1.000
4 Battery Bank Từ $10.000 đến $30.000

Tổng chi phí của một hệ thống năng lượng mặt trời không nối lưới có thể lên đến hàng chục ngàn USD, do đó người dùng cần cân nhắc kỹ về nhu cầu và khả năng tài chính trước khi quyết định lắp đặt. 

8. Giải pháp điện mặt trời không hoà lưới CHINT

Hệ thống quang điện không hòa lưới CHINT là giải pháp năng lượng mặt trời độc lập, chất lượng cao và hiệu quả. Hệ thống này bao gồm các thành phần sau:

  • Tấm pin năng lượng mặt trời được CHINT sử dụng vật liệu chất lượng cao để sản xuất. CHINT cung cấp ba loại tấm pin năng lượng mặt trời là BlackSerie, Monocrystalline và Polycrystalline. Hiệu suất mô-đun của các tấm pin mặt trời trên thị trường chỉ ở mức 15 – 18%. Trong khi đó, BlackSerie và Monocrystalline có hiệu suất mô-đun hơn 19%, tấm pin Polycrystalline có hiệu suất khoảng 18,5%. 
  • Bộ điều khiển sạc của CHINT đảm bảo hiệu suất hệ thống lên đến 95%, giảm thiểu lượng năng lượng bị lãng phí trong quá trình chuyển đổi. Chúng còn có chức năng báo động khi bình ắc quy sắp cạn giúp người dùng kịp thời cấp nguồn phụ hoặc ngừng sử dụng để bảo vệ bình ắc quy. CHINT sử dụng công nghệ MPPT (Maximum Power Point Tracking) để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng từ tấm pin năng lượng mặt trời. Công nghệ này cho phép bộ điều khiển sạc điều chỉnh điện áp và dòng điện để đạt được công suất tối đa từ tấm pin. 
  • Bộ biến đổi điện áp của CHINT có độ tin cậy cao, có thể hoạt động ở các điều kiện khắc nghiệt như độ cao, nhiệt độ, độ ẩm… Chúng còn có khả năng tương thích với hầu hết các thiết bị điện, kể cả những thiết bị nhạy cảm.

Hệ thống điện mặt trời không hòa lưới CHINT là giải pháp năng lượng mặt trời tiên tiến và tiết kiệm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích về hệ thống điện mặt trời này. Hãy liên hệ với CHINT để được tư vấn và lắp đặt hệ thống điện mặt trời phù hợp với nhu cầu. 

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam.

---------------------------------

CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.

Hotline: 033.258.7777

Wesbite: chintglobal.vn

Email: service.vn@chintglobal.com

Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Related Posts

Hotline kỹ thuật: 0332587777