Ngày nay, chủ đề về ý thức trách nhiệm về môi trường xanh, phát triển bền vững và sống xanh đang dần trở thành vấn đề được xã hội quan tâm. Do đó, công trình xanh đã trở thành xu hướng xây dựng không chỉ riêng thế giới mà còn tại Việt Nam. Vậy loại công trình này là gì? Tiêu chí đánh giá và xu hướng phát triển như thế nào trong tương lai? Hãy cùng CHINT Việt Nam khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây để định hướng mục tiêu đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.
Bài viết liên quan:
Xu hướng phát triển công trình xanh hiện nay và trong tương lai
(Nguồn: Canva)
1. Xu hướng công trình xanh hiện nay
Công trình xanh là gì là một trong thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, đây là một loại kiến trúc kết hợp các phương pháp thiết kế và quản lý tối ưu tài nguyên, năng lượng để tạo ra các công trình với ít tác động tiêu cực đến môi trường.
Hiện nay, công trình kiến trúc thân thiện môi trường đang trở nên ngày càng quan trọng hơn trong lĩnh vực xây dựng thương mại. Đặc biệt là khi Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu báo cáo rằng năng lượng của ngành xây dựng chiếm khoảng 30% tổng năng lượng toàn cầu. Bao gồm năng lượng từ khí tự nhiên, điện và nhiên liệu khác dùng cho sưởi ấm, làm mát, chiếu sáng và nấu nướng.
Dưới đây là những xu hướng công trình xanh tại Việt Nam và thế giới được dự đoán sẽ trở nên phổ biến hơn vào năm 2023 và trong tương lai:
Nâng cấp theo Inflation Reduction Act (IRA) giúp tiết kiệm tiền và giảm phát thải
Đạo luật giảm lạm phát (The Inflation Reduction Act – IRA) được ký vào luật vào tháng 8 năm 2022, là một trong những sáng kiến đầu tư vào biến đổi khí hậu lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ. Đạo luật này cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính và khuyến mãi thuế để nâng cấp các tòa nhà thương mại nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải. Nhờ đó, giảm được những tác động đến môi trường do sử dụng năng lượng cho xây dựng công trình.
Lắp đặt thiết bị tiết kiệm năng lượng nhiều hơn
Đây cũng là một xu hướng nổi bật trong xây dựng công trình xanh hiện nay. Theo đó, việc lắp đặt thiết bị thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng rất được chủ đầu tư và khách hàng ưa chuộng. Điều này bao gồm việc sử dụng hệ thống dòng lạnh biến thiên điện toàn diện (VRF – All-electric variable refrigerant flow) và các hệ thống kiểm soát thông minh để tối ưu hóa năng lượng sử dụng trong tòa nhà.
Năng lượng tái tạo đang tiếp tục được thúc đẩy
Các công trình xây dựng cũng sẽ có xu hướng sử dụng nhiều không gian ngoài trời hơn, như mái nhà. Điều này là để thuận tiện hơn cho việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời hoặc tấm pin năng lượng mặt trời. Việc kết hợp sản xuất năng lượng tái tạo với lưu trữ năng lượng sẽ giúp giảm khí nhà kính và hóa đơn điện hơn cho gia đình, doanh nghiệp.
Chất liệu xây dựng đang được xem xét cẩn thận
Các chủ công trình và nhà đầu tư cũng đang tích cực nghiên cứu và sử dụng các vật liệu xây dựng có khả năng giảm phát thải khí nhà kính tối ưu hơn. Trong tương lai, công trình xanh sẽ ngày càng sử dụng các loại vật liệu có tỷ lệ tạo ra khí thải nhà kính thấp hơn.
Tiết kiệm nước và hệ thống sưởi nước nhiệt điện tiếp tục được chú trọng
Các công ty xây dựng công trình cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu về cách thu nước mưa và các phương pháp tiết kiệm nước khác. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên nguồn cung cấp nước của các thành phố, đặc biệt là ở những nơi tài nguyên nước đang dần cạn kiệt.
5 xu hướng công trình xanh hiện nay
(Nguồn: Canva)
2. Các tiêu chí đánh giá công trình xanh
Như bạn biết, công trình xanh là sự kết hợp của kiến trúc và quá trình xây dựng mang tính thân thiện với môi trường. Để đảm bảo rằng công trình đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng năng lượng và vật liệu, đồng thời giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của con người. Dưới đây là tiêu chí để đánh giá công trình thân thiện môi trường bạn nên biết.
- Sử dụng hiệu quả các loại năng lượng và tài nguyên: Kiến trúc xanh cần phải được thiết kế để sử dụng năng lượng, nước, và các tài nguyên khác một cách hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm và bền vững.
- Tận dụng năng lượng tái tạo: Công trình xanh nên tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió để giảm thiểu khí nhà kính.
- Giảm ô nhiễm và phế thải: Một công trình đảm bảo thân thiện môi trường cần phải tích hợp khả năng sử dụng công nghệ xử lý phế thải tiên tiến. Và phải thực hiện tái chế, tái sử dụng một cách hợp lý.
- Sử dụng vật liệu bền vững và không độc hại: Đây là một tiêu chí đánh giá công trình xanh rất được chú trọng hiện nay. Các vật liệu sử dụng trong công trình phải là loại bền vững và không gây hại cho sức khỏe con người và môi trường.
- Chất lượng môi trường bên trong: Môi trường bên trong của kiến trúc xanh cũng cần phải đảm bảo chất lượng, không khí tốt và không gây hại cho sức khỏe của con người.
- Quản lý môi trường trong quá trình thi công: Quá trình thiết kế, thi công và vận hành công trình cần phải tính đến các yếu tố môi trường cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của khu vực xung quanh.
- Thiết kế linh hoạt và phù hợp với môi trường: Công trình xanh cần phải đảm bảo được thiết kế thích ứng với sự biến đổi của môi trường và linh hoạt trong sử dụng.
Các tiêu chí đánh công trình xanh
(Nguồn: Canva)
3. Các tiêu chuẩn công trình xanh
Tiêu chuẩn công trình xanh được xây dựng nhằm đánh giá hiệu năng của công trình, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành và được chứng nhận tiêu chuẩn về môi trường từ bên thứ ba. Dưới đây là các tiêu chuẩn về kiến trúc thân thiện với môi trường phổ biến hiện nay.
- LOTUS (Vietnam Green Building Council – Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC)): Đây tiêu chuẩn được xây dựng đặc thù để áp dụng cho hầu hết các công trình tại Việt Nam với 7 hệ đánh giá. Lotus đóng vai trò định hướng để thiết lập mục tiêu xây dựng công trình thân thiện với môi trường và tốt cho sức khoẻ của con người tại nước ta.
- LEED (Leadership In Energy & Environment Design): Đây là tiêu chuẩn công trình xanh phổ biến nhất ở Mỹ và được ban hành bởi Hội đồng Xây dựng Xanh Hoa Kỳ (USGBC). Đây cũng là bộ chuẩn phổ biến nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. LEED có 4 thang điểm đánh giá điểm là đạt, bạc, vàng và bạch kim tuỳ vào chất lượng công trình.
- EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies): EDGE là một tiêu chuẩn kiến trúc xanh quốc tế phát triển bởi Sở Tài chính và Phát triển Quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới. Bộ chuẩn này tập trung vào việc tạo ra các công trình sử dụng tài nguyên, kỹ thuật xanh và giảm chi phí đầu tư.
- BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Methodology): BREEAM là một trong những tiêu chuẩn công trình xanh đầu tiên trên thế giới, được phát triển ở Anh bởi BRE (Building Research Establishment). Tuy nhiên, hiện bộ chuẩn này chưa được phổ biến. Nhưng lại dễ dàng chỉnh sửa để phù hợp với nhiều khí hậu khác nhau khi xây dựng công trình.
- Green Star (Green Building Council of Australia): Tiêu chuẩn này được coi là một phiên bản của LEED, nhưng được áp dụng chủ yếu cho các công trình xây dựng ở Úc. Bộ chuẩn này đánh giá công trình với các khía cạnh như hiệu suất năng lượng, vật liệu và tài nguyên sử dụng.
- BCA Green Mark (Building and Construction Authority, Singapore): Được phát triển bởi Cơ quan Xây dựng và Xây dựng (BCA) của Singapore. Tiêu chuẩn này đánh giá hiệu suất năng lượng và tài nguyên của các công trình xanh dành riêng cho khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Một số bộ chuẩn công trình xanh hiện nay
(Nguồn: Canva)
4. Triển vọng phát triển công trình xanh tại Việt Nam
Thị trường công trình xanh tại Việt Nam đã hình thành và có triển vọng rất lớn với việc tăng cường sử dụng nhiều giải pháp thiết kế để cải thiện khí hậu và môi trường sống. Hiện đã có hơn 150 công trình được công nhận là công trình kiến trúc xanh theo các chuẩn kỹ thuật khác nhau.
Tuy nhiên, theo kết quả báo cáo Viện kiến trúc quốc gia năm 2018 – 2019, mặc dù các chủ thể thị trường như chủ đầu tư, lực lượng tư vấn xanh và tổ chức đánh giá đã xuất hiện và không ngừng thúc đẩy kiến trúc xanh. Thế nhưng, hiện nay thị trường vẫn đang tăng trưởng chậm do thiếu sự hỗ trợ từ Nhà nước.
Thực tế, việc thi công xây dựng các công trình xanh đang dựa chủ yếu vào sự tự nguyện và tài chính của các chủ đầu tư. Chứ chưa có hướng dẫn, quy định hoặc cơ chế khuyến khích hoặc trừng phạt nào từ phía Nhà nước. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải tập trung vào hai chính sách đòn bẩy là lựa chọn bộ chứng chỉ công trình kiến trúc xanh chính thức và đề xuất lộ trình áp dụng cho các công trình vốn ngân sách.
Sau khi trải qua quá trình đánh giá thì Viện kiến trúc Quốc gia đề xuất lựa chọn bộ tiêu chuẩn LOTUS theo lộ trình là đạt, bạc, vàng và bạch kim. Hiện, các công trình công chỉ yêu cầu ở mức đạt theo bộ chuẩn LOTUS. Mức này không quá khó và chi phí tương đối thấp (chỉ chiếm 1% tổng mức đầu tư). Đối với khu vực đầu tư vốn tư nhân, nhà nước vẫn khuyến khích và tạo điều kiện cho việc áp dụng các bộ công cụ kiến trúc xanh khác.
Thị trường công trình xanh ở Việt Nam có triển vọng nhưng vẫn đang tăng trưởng chậm
(Nguồn: Canva)
Như vậy, có thể thấy rằng sự phát triển của công trình xanh chắc chắn sẽ đóng góp vào sứ mệnh bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai bền vững hơn. Hiểu được điều đó, xu hướng công trình thân thiện môi trường đang ngày càng phổ biến trên thế giới và Việt Nam.
Hiện thị trường công trình kiến trúc xanh Việt Nam cũng có rất nhiều triển vọng bên cạnh các thử thách. Để thực hiện những công trình này, chắc chắn không thể thiếu các thiết bị điện xanh. Do đó, nếu bạn có nhu cầu mua thiết bị tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường thì hãy liên hệ ngay cho CHINT Việt Nam nhé.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi CHINT Việt Nam
---------------------------------
CHINT VIETNAM - Văn phòng đại diện chính thức của Tập Đoàn CHINT tại Việt Nam.
Hotline: 033.258.7777
Wesbite: chintglobal.vn
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tòa nhà Sonatus - Số 15 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM